Chủ tịch Hà Nội 'lệnh' công khai 39 dự án bị thu hồi, ngừng hoạt động

Khu đất dự án tại quận Hoàng Mai bị đề nghị thu hồi vì chậm triển khai gần 8 năm nay.
Khu đất dự án tại quận Hoàng Mai bị đề nghị thu hồi vì chậm triển khai gần 8 năm nay.
TPO - Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công khai 39 dự án bị chấm dứt hoạt động, bị thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai. Trước đó, HĐND thành phố cũng đề nghị công khai danh sách 47 dự án đủ điều kiện thực hiện thu hồi.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký ban hành công văn về việc kiểm tra, theo dõi, xử lý đối với 39 dự án bị chấm dứt hoạt động, vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn Thành phố.
Công văn nêu rõ, xét báo cáo và đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư (Sở KH&ĐT) về việc rà soát 39 dự án dừng triển khai, chấm dứt hoạt động, UBND thành phố đồng ý với đề xuất của Sở KH&ĐT và chỉ đạo việc chấm dứt hoạt động của các dự phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Theo đó, Thành phố yêu cầu mỗi dự án bị chấm dứt hoạt động phải được lập thành hồ sơ xử lý riêng (bao gồm đầy đủ các văn bản pháp lý có liên quan, đảm bảo tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục được pháp luật quy định) và phải được quản lý, lưu trữ tại Sở KH&ĐT. Sở có trách nhiệm gửi văn bản chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư đến các cơ quan có liên quan để tổ chức xử lý các thủ tục khác (nếu có) theo thẩm quyền và quy định.

Việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai (sử dụng đất không đúng mục đích, chậm tiến độ...) hoặc ban hành văn bản xử lý chuyên ngành (về quy hoạch, xây dựng...) phải được các cơ quan quản lý nhà nước khác chủ động thực hiện theo đúng điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục đã được pháp luật chuyên ngành quy định và phải được gửi về Sở KH&ĐT để xử lý, tổng hợp, quản lý, lưu trữ chung cùng với các dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Với các dự án bị chấm dứt hoạt động, bị thu hồi đất Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu đều phải được công bố công khai sau khi hoàn tất hồ sơ xử lý theo quy định. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối tổ chức việc công bố.

Còn về việc xử lý đối với 39 dự án có vi phạm về đất đai, đầu tư thì UBND thành phố đã phân loại và chỉ đạo riêng đối với từng nhóm.

Cụ thể, đối với nhóm 16 dự án đã thực hiện chấm dứt hoạt động theo quy định, Sở KH&ĐT công bố công khai và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện các thủ tục xử lý khác có liên quan (nếu có) theo quy định.

Đối với nhóm 4 dự án đã chấm dứt hoạt động đối với nhà đầu tư cũ, sẽ tổ chức lựa chọn nhà đầu tư mới để triển khai thực hiện dự án. Sở KH&ĐT rà soát, hoàn tất thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định; là đầu mối đôn đốc nhà đầu tư và các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện các thủ tục triển khai dự án mới theo quy định; theo dõi, báo cáo đề xuất việc xử lý nếu các đơn vị chậm triển khai.

Tại nhóm 14 dự án chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hoạt động, Sở KH&ĐT hoàn tất thủ tục chấm dứt hoạt động theo quy định, hoàn thành trước ngày 30/9/2018. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan có trách nhiệm chủ động rà soát, kiểm tra, thực hiện thủ tục xử lý khác (nếu có) theo quy định.

Đối với nhóm 5 dự án cần tiếp tục rà soát, UBND thành phố giao Sở K&ĐT chủ trì cùng các sở, ngành có liên quan kiểm tra, đề xuất xử lý dứt điểm theo chỉ đạo của Chủ tịch HĐND thành phố tại Thông báo số 18/TB-HĐND ngày 16/8/2018, báo cáo UBND thành phố trước ngày 5/10/2018.

Trước đó, HĐND thành phố Hà Nội đề nghị UBND thành phố công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng danh sách 47 dự án đủ điều kiện thực hiện thu hồi trong thời gian tới.

Thực hiện kết luận của HĐND thành phố, mới đây UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, rà soát 161 dự án có dấu hiệu vi phạm Luật Đất đai; trên cơ sở đó, hoàn tất hồ sơ xử lý theo quy định, trình thành phố ban hành quyết định thu hồi đối với những dự án vi phạm quy định của Luật Đất đai chưa khắc phục; báo cáo thành phố đưa ra khỏi danh mục với các dự án đã triển khai theo tiến độ và khắc phục xong vi phạm.

Đồng thời, phải khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, trình thành phố trong tháng 9/2018 ban hành các quyết định thu hồi quyết định giao đất, cho thuê đất đối với 8 dự án Sở kiến nghị thu hồi và 47 dự án theo chỉ đạo của Chủ tịch thành phố.

MỚI - NÓNG
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
TPO - Năm 2025, tiền lương bình quân của người lao động tại Cần Thơ đạt hơn 8,3 triệu đồng/người/tháng. Người được trả lương cao nhất tại Cần Thơ là hơn 151 triệu đồng/tháng ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
TP - Việc các concert “anh trai” được tổ chức liên tục (6 đêm trong vòng hai tháng) vẫn thu hút hàng trăm nghìn lượt khán giả đương nhiên là tín hiệu tốt cho ngành tổ chức biểu diễn, mở ra hướng đi mới cho công nghiệp văn hóa. Nhưng làm nên chuyện không chỉ do các nghệ sĩ. Lần đầu tiên có dấu hiệu khán giả không chỉ thần tượng nghệ sĩ mà hâm mộ gameshow góp phần tạo nên những thần tượng đó…
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
TP - Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Hà Văn Siêu từng đánh giá Đà Nẵng là địa phương điển hình của đổi mới sáng tạo, luôn tìm cách để du khách trải nghiệm, thụ hưởng cảnh quan, đắm chìm trong các sự kiện, lễ hội nhiều nhất. Thành phố bước vào mùa mưa lạnh cuối năm với thời tiết nhiều bất lợi nhưng vẫn không “ngủ vùi trong chăn” mà liên tục tung ra sản phẩm, thổi luồng khí ấm cho du lịch Đà Nẵng.