Lớp học trộn lẫn theo lứa tuổi từ 0 - 3, 3 - 6
Giáo dục Montessori là phương pháp dạy học theo cá nhân, chú trọng việc phát triển khả năng đặc biệt của mỗi trẻ. Quá trình học trộn lẫn các độ tuổi giúp trẻ có thể quan sát và học tập lẫn nhau (trẻ nhỏ học từ trẻ lớn hơn).
Theo bà Montessori, nếu lớp học chia trẻ theo tuổi (hai tuổi học một lớp, ba tuổi học với nhau), thì không phải lớp học Montessori thật, mà là dạy theo phương pháp truyền thống.
Chất lượng giáo viên Montessori được đào tạo chuẩn quốc tế
Không phải trường được cấp các chứng nhận về Montessori là có thể dạy bằng phương pháp Montessori, mà cần có những giáo viên được đào tạo chuẩn quốc tế. Mỗi lớp học Montessori có hai giáo viên hướng dẫn và một giáo viên quan sát hỗ trợ trẻ.
Phương pháp giáo dục này có hình thức mua chứng chỉ thành viên của hiệp hội Montessori. Tại một số trường treo các chứng chỉ, họ liên hệ với trung tâm Montessori tại nước ngoài, trả một khoản tiền để làm một số bài kiểm tra và sau đó sẽ được cấp chứng chỉ Montessori.
Đây là hình thức mua chứng chỉ thành viên của hiệp hội Montessori, bạn có thể mua một hoặc nhiều chứng chỉ của trường từ các nước Mỹ, Canada, hay Singapore.
Bà Normita Son - chuyên gia đào tạo giáo viên thuộc hiệp hội Montessori của Mỹ |
Giáo cụ
Sakura Montessori là thành viên chính thức của MIA, được công nhận là trường Montessori đạt chuẩn quốc tế tại Việt Nam – đơn vị duy nhất tại Việt Nam được quyền áp dụng chương trình đào tạo, huấn luyện giáo viên Montessori quốc tế. Dự kiến, tháng 11-2012, MIA sẽ mở khóa đào tạo huấn luyện giáo viên Montessori đầu tiên tại Việt Nam |
Môi trường dạy học được yêu cầu trang bị đầy đủ giáo cụ Montessori cho năm lĩnh vực: Thực hành cuộc sống hàng ngày, phát triển giác quan, ngôn ngữ, toán học, văn hóa...
Bộ giáo cụ chuẩn của chương trình Montessori, màu sắc đẹp, bắt mắt, chất liệu của giáo cụ được thiết kế giúp trẻ tự học và khám phá.
Một vấn đề nữa mà phụ huynh cần lưu ý, việc cho con cái theo học trường hay lớp theo phương pháp Montessori chỉ đạt hiệu quả cao khi môi trường gia đình cũng thuận theo phương pháp đó.
Việc tạo ra môi trường gia đình tương thích với môi trường giáo dục Montessori vì thế rất quan trọng, tránh những tình huống nhà trường dạy một đằng về nhà bố mẹ đòi hỏi một nẻo.
Ví dụ, trẻ em theo học trường Montessori thường được nhiều tự do, tự chủ, lựa chọn nhiều hơn. Nếu về nhà, bố mẹ áp đặt, làm thay hết mọi thứ thì việc học của trẻ chả còn mấy hiệu quả nữa.
Việc cho con cái đi học theo phương pháp Montessori đòi hỏi phụ huynh phải thay đổi chính mình trong cách nhìn đối với trẻ.
Tiến sĩ Maria Montessori (1879 – 1952) là nhà giáo dục người Ý đã ba lần được đề cử giải Nobel Hòa Bình cho những cống hiến của mình trong lĩnh vực giáo dục trẻ em. Là người tiên phong trong công cuộc đổi mới giáo dục trẻ em ở Châu Âu, phương pháp nhấn mạnh đến vai trò của tính tự lập, tự do trong khuôn khổ trong việc hình thành nhân cách trẻ. Năm 1907, khi Maria Montessori 28 tuổi, bà mở trường mầm non đầu tiên của mình ở Rome và đạt được thành công rực rỡ tới mức, chỉ năm năm sau, ở nước Mỹ phía bên kia đại dương, hàng trăm trường áp dụng phương pháp này của bà. Ngày nay, phương pháp trên vẫn tiếp tục được áp dụng khắp nơi trên thế giới. |