Chọn 'đường dẫn' để du học thành công

Chọn 'đường dẫn' để du học thành công
TPO - Khác Việt Nam không có bước chuẩn bị vào đại học, ở nhiều nước trên thế giới, “đường dẫn du học” là bước trung gian quan trọng, giúp bạn trẻ tích lũy hành trang trước khi vào “cuộc chơi” đầy thử thách.
Lê Quang, du học sinh Việt Nam từng tham gia khóa học
Lê Quang, du học sinh Việt Nam từng tham gia khóa học "Đường dẫn" trước khi vào đại học.

Khác biệt

“Thời gian đầu đến Anh học đại học, em không thể hiểu những điều giảng viên nói trên lớp. Dù đã tìm hiểu qua mạng về phong tục tập quán, điều kiện sinh hoạt, cuộc sống nơi mình học, nhưng em vẫn choáng khi đặt chân đến đây, vì thực tế khác xa những gì đã tìm hiểu”, bạn Trần Minh Tiến, du học sinh Việt Nam tại Anh cho biết.

Để giúp học sinh tốt nghiệp phổ thông không bỡ ngỡ, cùng với việc định hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh tốt ngay khi ở trường (thi đại học hay học nghề), thì những “đường dẫn” chuyển tiếp đại học được hết sức chú ý ở nhiều nước trên thế giới.

Đây là chương trình đào tạo và hỗ trợ bạn trẻ trong nước, nước ngoài muốn có thời gian chuẩn bị tốt trước khi từ phổ thông vào đại học, đặc biệt những học sinh chưa đáp ứng hoàn chỉnh yêu cầu nhập học trực tiếp của trường. Trong đó, du học sinh là đối tượng ưu tiên hàng đầu, bởi họ cần thời gian làm quen môi trường học tập, cũng như sinh sống ở nước sở tại.

 Nhờ dự các khóa học đường dẫn, em nhập cuộc chủ động hơn trên con đường đại học. Thời gian học chuyển tiếp đại học, em đã làm quen với rất nhiều thứ mới lạ ở đất nước xa xôi, mà nếu không có thời gian tiếp cận sớm, sẽ rất khó hòa nhập khi vào đại học 

Lê Quang
Sinh viên Đại học New Hampshire

“Học chuyển tiếp là bước đệm chắc chắn cho sinh viên trước khi vào đại học, giúp các em không còn lo lắng, bỡ ngỡ về ngôn ngữ, môi trường sống, cách tự học và nghiên cứu. Kết cấu chương trình thường tương đương năm nhất chương trình cử nhân. Học sinh đạt điểm trung bình cao và đáp ứng TOEFL/IELTS có thể rút ngắn thời gian hoàn tất chương trình trong 2 học kỳ”, ông Steve Treasure - Giám đốc Việt Nam của Tập đoàn giáo dục quốc tế Navitas (chuyên đào tạo các chương trình chuyển tiếp vào đại học, các khóa Anh ngữ và chuyên ngành Truyền thông sáng tạo ở nhiều nơi trên thế giới), cho biết.

Theo ông Steve Treasure, do khác biệt về hệ thống giáo dục THPT giữa Việt Nam và các quốc gia nói tiếng Anh như Úc, New Zealand, Vương quốc Anh…, hầu hết trường đại học lớn không nhận học sinh hoàn thành THPT ở Việt Nam vào thẳng năm thứ nhất đại học.

Lý do chính là chương trình học hai năm cuối THPT (lớp 11 và 12) không giống chương trình tiền đại học (lớp 11 và 12) tại Úc. Học sinh trung học của Việt Nam phải học tất cả các môn, không có sự tập trung về chuyên ngành giúp các em có thể theo được trong năm đầu đại học tại Úc.

Một số môn cần cho chuyên ngành không được giảng dạy trong chương trình THPT của Việt Nam, như kế toán hay kinh tế học (hai trong số những môn bắt buộc của đại học, chuyên ngành kinh doanh không có trong các môn học của lớp 11 và 12 tại Việt Nam).

Những trở ngại khác nữa khiến học sinh tốt nghiệp THPT của Việt Nam khó bắt kịp sinh viên bản xứ cùng khóa ở năm đầu đại học là sự thiếu hụt về phương pháp học và hạn chế ngôn ngữ. Trong khi cách học ở THPT của các trường Việt Nam vẫn thiên về đọc – chép, thuộc lòng và tiếp thu bài giảng thụ động, thì sinh viên bản xứ chủ động tiếp cận nguồn kiến thức, cũng như rất quen vơi tư duy phản biện.

“Nhập gia tùy tục”, vì vậy, học sinh Việt Nam muốn thành công trên đất khách, thì phải có thời gian làm quen, chuẩn bị, chứ không thể lập tức “đấu tay bo” với bạn đồng trang lứa.

Nguyễn Phương Anh, du học sinh Việt Nam tại
Nguyễn Phương Anh, du học sinh Việt Nam tại Đại học Massachusetts Boston (UMass Boston), cho biết, học chuyển tiếp giúp sinh viên tự tin khi vào đại học.

Chuyển tiếp

Các bạn trẻ quan tâm đến chương trình chuyển tiếp đại học, có thể gửi câu hỏi về địa chỉ online@tienphong.vn để nhận được tư vấn của các chuyên gia.

Từ thực tế trên, đại diện Tập đoàn giáo dục quốc tế Navitas cho biết, nhiều tổ chức (trong đó có Navitas) đã thiết kế những chương trình đường dẫn, hay còn gọi là chuyển tiếp, phối hợp với các trường đại học đối tác, nhằm giúp sinh viên quốc tế vượt qua những trở ngại trên. Chương trình đường dẫn gồm các khóa tiếng Anh, dự bị đại học, Diploma (tương đương năm nhất đại học) và dự bị thạc sĩ.

Theo Fact File mà Navitas công bố, mỗi năm, Navitas có 55.000 sinh viên theo học tại tất cả các trường của tổ chức này. “Đường dẫn” của Navitas có tại Úc, Anh, Canada, Singapore, Mỹ và sắp tới là New Zealand. Nước đông sinh viên đăng ký nhất là Úc.

Bà Nguyễn Trung Hà, Giám đốc văn phòng IDP Hà Nội cho biết, ở các nước khác nhau, thời gian khóa học không giống nhau. Ví dụ, ở Úc và Canada, dự bị đại học: 2 học kỳ, Diploma: 2 hoặc 3 học kỳ; Singapore: 2 học kỳ, áp dụng cho cả 2 chương trình dự bị đại học hoặc Diploma; Anh: Foundation: 1 – 2 học kỳ, Diploma: 2 học kỳ; Mỹ và New Zealand: 2 hoặc 3 học kỳ cho khóa Diploma; Pre-Master’s: một hoặc hai học kỳ (chỉ có ở Úc, Anh, Mỹ).

Sinh viên có thể tùy ý chọn một trong ba kỳ khai giảng hằng năm (tùy trường và tùy quốc gia). Hạn chót nhận hồ sơ có thể được gia hạn. Không yêu cầu SAT/ACT (đối với Mỹ). Sinh viên không phải viết Personal Statement.

Theo bạn Nguyễn Phương Anh, du học sinh Việt Nam tại Đại học Massachusetts Boston (UMass Boston), sĩ số lớp học của chương trình đường dẫn không quá 25 học sinh. Giáo viên và học sinh có điều kiện tương tác nhiều hơn và học sinh luôn nhận được sự hỗ trợ rất kịp thời và thường xuyên của giáo viên. Điều kiện học tập như vậy, khiến học sinh Việt Nam không bị ngợp và dễ thích nghi.

Những sinh viên yếu về môn chuyên ngành hay tiếng Anh đều được bố trí kèm cặp. Ngoài ra, học sinh được học ngay trong khuôn viên của trường đại học, sử dụng toàn bộ thư viện và thiết bị học tập của trường đại học, giao lưu với sinh viên đại học và chính giáo viên của các trường đại học đối tác tham gia giảng dạy chương trình – Nguyễn Phương Anh cho biết thêm.

Bà Nguyễn Trung Hà, Giám đốc văn phòng IDP Hà Nội cho hay, tham gia các khóa học chuyển tiếp, sinh viên được học kiến thức học thuật và tiếng Anh nhiều hơn, tạo nền tảng vững chắc trước khi bắt đầu học chuyên sâu trong chương trình Cử nhân. Chương trình chuyển tiếp còn bao gồm các khóa học về quản lý thời gian, kỹ năng học tập và phương pháp nghiên cứu. Ngoài ra, sinh viên được tư vấn và hỗ trợ về học thuật.

“Đây là những điều kiện vô cùng thuận lợi giúp cho hàng ngàn sinh viên chuyển tiếp thành công vào đại học tại quốc gia mà các em mong muốn mỗi năm”, bà Hà nói.

Video: Du học sinh Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm du học tại Mỹ

Video: Campus Life 2012 - Macquarie University

Linh Thi
Theo Viết
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.