Những thực phẩm chứa nhiều chất béo, nhiều đường có thể làm bạn béo phì và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, và nhiều nghiên cứu mới đây còn cho thấy chúng làm xương yếu đi, tăng nguy cơ loãng xương. Nếu xu hướng này tiếp tục tăng thì sẽ có ảnh hưởng rất xấu đến các thế hệ sau. Hiện nay, khoảng ¼ trẻ em Mỹ từ 2 – 5 tuổi và 1/3 trẻ em trong độ tuổi đến trường, bao gồm cả thanh thiếu niên, bị béo phì hoặc thừa cân.
Giáo sư Ron Zernicke ở trường đại học Michigan cho biết chúng ta có thể đảo ngược xu thế này bằng cách thay đổi chế độ ăn một cách khoa học hơn, đi kèm với việc luyện tập thể thao.
Và tới năm 2020, có khoảng một nửa trong số những người Mỹ trên 50 tuổi có nguy cơ hoặc bị loãng xương hông. Điều này thực sự là tin xấu đối với phụ nữ - bởi họ có nguy cơ bị loãng xương gấp 2 đến 3 lần so với nam giới. Hiện ở Mỹ có khoảng 12 triệu người Mỹ trên 50 tuổi bị loãng xương.
Loãng xương – được coi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi vì nó không thể hiện qua triệu chứng nào, nhưng làm giảm xương mô và tạo thành hàng ngàn lỗ nhỏ trong xương.
Một chế độ ăn lành mạnh (gồm rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế chất béo, đường và muối), tập luyện và thuốc theo chỉ định có thể làm giảm mất xương. Đặc biệt, bổ sung rau củ, trái cây vào khẩu phần ăn hàng ngày có thể cải thiện sức khỏe cho hàng triệu người.
Lê Lê
Theo FT