Cho trẻ uống siro ho thoải mái có thể ảnh hưởng đến thần kinh

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Đánh giá quá cao độ “lành tính” của siro ho có thể khiến bạn gặp rắc rối khi trị ho cho con trẻ.

Không hoàn toàn từ thảo dược

Gắn mác Đông y, siro ho đã lấy được niềm tin từ các ông bố, bà mẹ về độ an toàn của nó khi dùng cho trẻ em. Sự thật thì siro ho không thuần khiết là sản phẩm Đông y như chúng ta nghĩ. Không phủ nhận đa phần các thuốc siro chống ho đều được bào chế từ thảo dược.

Nhưng nếu chỉ có thảo dược thì cần khá nhiều thời gian mối mang lại hiệu quả điều trị (có thể kéo dài vài tuần). Để tăng tốc, các công ty dược đã cố tình cho thêm một số hoạt chất tây y, phổ biến nhất là natri benzoat (một loại thuốc long đờm). Những hoạt chất này nhìn chung khá lành tính, ít gây độc. Nhưng dù sao nó cũng khiến cho siro không còn thuần khiết Đông y nữa.

Vẫn cần chú trọng liều lượng

Đa phần các bà mẹ thường lo ngại khi cho trẻ uống thuốc viên (vì sợ tác dụng phụ) nhưng lại khá thoải mái và dễ dãi với siro, cứ ho là cho con uống. Một phần bắt nguồn từ quan niệm, siro ho có nguồn gốc đông y nên sẽ ít tác dụng phụ và an toàn hơn thuốc tây.

Thực tế thì siro cũng là thuốc nên cũng nếu tùy tiện sử dụng cũng có thể gây hại và không phải “ho dạng nào cũng trị được”. Ví dụ: Trẻ bị ho do viêm mũi thì không dùng siro chống ho dạng bổ phế vì bản chất những thuốc này làm long và tiêu đờm trong phế quản. Còn trong trường hợp này bé bị ho là do nước mũi chảy từ cửa mũi sau xuống họng, chỉ cần dùng thuốc nhỏ mũi là hết.

Mặt khác, trong siro chống ho cũng có những thành phần dược lý giống như trong thuốc viên (chỉ có một điểm khác là được làm loãng để giảm nồng độ thuốc), nên nó cũng có thể gây ra tác dụng phụ nếu lạm dụng. Và thảo dược cũng có thể gây hại nếu sử dụng quá liều. Thực nghiệm với cây bách bộ (được dùng để bào chế siro chống ho) cho thấy: Dùng rượu ngâm bách bộ 1/10 (1 phần bách bộ, 10 phần rượu) phun vào con rận hay con rệp, chúng bị chết chỉ sau một phút. Chứng tỏ nó cũng có khả năng gây hại trên con người nếu dùng sai liều lượng.

Có thể ảnh hưởng đến thần kinh

Thông thường các loại siro ho có chứa một loại thảo dược có tác dụng an thần nhẹ hoặc có tác dụng ức chế thần kinh trung ương để giảm ho. Các hoạt chất trong các loại thảo dược này ngấm vào não bộ, gây ức chế để mang lại tác dụng an thần. Tuy nhiên, nó đồng thời cũng gây ra những tác động làm giảm sự phát triển thần kinh trẻ em. Tác hại phụ thuộc vào liều lượng lớn hay nhỏ và thời gian dùng dài hay ngắn.

Tiếp tục lấy ví dụ về cây bách bộ, hoạt chất stemonin trong cây này có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, ức chế trung tâm ho nên làm giảm ho. Nhưng chất này cũng được chứng minh là có tác dụng một số trung tâm khác của não bộ, khi dùng dài ngày có thể làm giảm sự kết nối thần kinh trong giai đoạn đầu đời của trẻ.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.