Mua sắm online - Xu thế tất yếu.
Tuy vậy, nói riêng với thương mại điện tử thì sự thích ứng diễn ra vô cùng ấn tượng, Việt Nam lọt vào Top 3 thị trường thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất thế giới sau Thái Lan, Malaysia - Theo một báo cáo của diễn đàn TheLEADER (diễn đàn của các nhà quản trị). Có thể nói, đây là tín hiệu đáng mừng đối với tình hình thương mại điện tử ở Việt Nam khi mà các hoạt động kinh doanh, giao dịch trực tuyến với mô hình và công nghệ hiện đại đã đang dần thay thế các hình thức mua bán truyền thống, các kiểu quản lý kinh doanh đã lỗi thời.
Thương mại điện tử ở Việt Nam đã chinh phục người tiêu dùng?
Các chuyên gia nhận định thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh nhờ hệ thống viễn thông phát triển vượt bậc với khoảng trên 1/3 dân số Việt Nam truy cập Internet. Dù phát triển mạnh song hiện nay có khoảng 62% giao dịch mua hàng qua mạng vẫn thanh toán theo phương thức trả tiền sau. Còn theo sách trắng thương mại điện tử 2019 do Cục Thương mại điện tử-Kinh tế số vừa công bố, tiền mặt vẫn đang chiếm ưu thế trong các hình thức thanh toán phổ biến được người mua hàng trực tuyến lựa chọn. Hiện có gần 90% người mua hàng trực tuyến chọn cách trả tiền mặt thay vì thanh toán qua thẻ ATM, thẻ tín dụng, ví điện tử, thẻ cào/tài khoản viễn thông... Lý giải cho thách thức này, theo các chuyên gia, phương thức thanh toán giao hàng nhận tiền (COD- Cash on Delivery) vẫn đang chiếm ưu thế tại Việt Nam bởi do tâm lý tiêu tiền mặt, lòng tin của người tiêu dùng ở mức rất thấp, người tiêu dùng muốn “mắt nhìn, tay sờ” mới yên tâm trả tiền.
Theo Wecan Việt Nam - tên mới trong lĩnh vực cung cấp giải pháp bán hàng online, sở dĩ lòng tin của người tiêu dùng thấp bởi nguyên nhân: (i) một số nhà cung cấp giải pháp công nghệ chợ ảo đã buông lỏng việc đăng ký, kiểm soát sản phẩm của của các cơ sở kinh doanh giao bán trên chợ ảo; (ii) Nhiều cơ sở kinh doanh không minh bạch, tận dụng công cụ chợ ảo chào bán - quảng cáo sản phẩm, nhưng thực tế khi đến tay người tiêu dùng, sản phẩm không như quảng cáo chào bán. Thậm chí, đã có nhiều người tiêu dùng bị lừa, bị người bán gian dối, bên cạnh đó người được thuê shíp hàng cũng có thể là một nguyên nhân.
Giải pháp nào gây dựng lòng tin của người tiêu dùng?
Có thể nói đây là thách thức rất lớn đối với thương mại điện tử ở Việt Nam. Các doanh nghiệp chưa thực sự tạo dựng được mức độ uy tín cần thiết để làm thay đổi thói quen mua sắm của khách hàng. Wecan Việt Nam nhận định: do người tiêu dùng đang thiếu niềm tin vào dịch vụ, cũng như sự hỗ trợ từ phía các đơn vị cung cấp trực tuyến. Và hiện nay, việc mua hàng trực tiếp tại các cửa hàng vẫn được lòng người tiêu dùng nhất, bởi công tác hậu mãi - bảo hành sau bán hàng luôn là mối quan tâm của khách hàng. Còn đối với mua bán trực tuyến, các đơn vị vẫn chưa thực sự chú trọng làm dịch vụ khách hàng, điều này dẫn đến tình trạng khi hàng hóa gặp sự cố, người mua hàng không biết mình sẽ tìm đến ai và sẽ được giải quyết như thế nào?. Để xây dựng lòng tin của người tiêu dùng, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cần: (i) Minh bạch thông tin về sản phẩm, xuất xứ hàng hóa rõ ràng, có bảo hành; (ii) Khách hàng được đổi, trả hàng hóa hoặc hoàn tiền nếu khách hàng không hài lòng; (iii) Nhà nước có chế tài xử phạt đối với những trường hợp cung cấp hàng hóa trực tuyến chất lượng thấp, ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. (iv) Đặc biệt, đơn vị cung cấp giải pháp bán hàng trực tuyến cần rất chuyên nghiệp, kiểm tra kỹ thông tin, lý lịch của các doanh nghiệp, đơn vị bán hàng nhằm bảo đảm sản phẩm họ đưa lên website là trung thực, đạt chất lượng. Đồng thời, có đường dây nóng để khách hàng góp ý, trình báo, khiếu nại các trường hợp nghi ngờ hàng nhái, hàng giả.
Mỗi cá nhân là một kênh tiêu dùng.
“Nếu chúng ta không bước vào thị trường tiêu dùng thì chúng ta sẽ bị đào thải khỏi cộng đồng”, Bà Quỳnh Giang, một trong các Cổ đông của Wecan Việt Nam giải thích: bạn có thể không dùng mỹ phẩm, không dùng thực phẩm chức năng, nhưng hàng ngày trước và sau khi ngủ dậy bạn vẫn phải đánh răng, vẫn phải ăn, mặc, vui chơi, mua sắm,.. đó chẳng phải tiêu dùng?. Chỉ có điều khác biệt rất lớn là trước đây bạn bắt buộc phải đến cửa hàng, siêu thị thì nay có thêm lựa chọn là mua online. Mỗi một cá nhân là một kênh tiêu dùng, nhiều cá nhân tiêu dùng đó là “Cộng đồng tiêu dùng”. Trong xu thế công nghệ số, Wecan đã và đang tạo ra cộng đồng tiêu dùng thông minh. Ở Wecan cửa hàng truyền thống (offline) và hiện đại (online) hoạt động song song kiểu 2 trong 1, điều này không có gì mới nhưng Wecan muốn tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, tin cậy, giúp doanh nghiệp, cửa hàng, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn trong quyết định kinh doanh và mua sắm.
Wecan?
Ở vai trò là người tiêu dùng, tên Wecan quá mới, mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam giữa năm 2019. Liệu Wecan sẽ trở thành kênh mua săm online hàng đầu ở Việt Nam? điều này vẫn phải chờ. Tuy nhiên, Wecan vẫn đang thu hút doanh nghiệp, tiểu thương bằng miễn phí lên kệ, miễn phí quảng cáo. Doanh nghiệp, cửa hàng - hộ kinh doanh có thể ký hợp tác với Wecan bằng hợp đồng bán hàng online & offline trong điều kiện bắt buộc doanh nghiệp, cửa hàng - hộ kinh doanh phải có tư cách pháp nhân rõ ràng, chứng minh được sản phẩm của mình có nguồn gốc, đạt tiêu chuẩn, đặc biệt đối với thực phẩm phải được kiểm nghiệm tiêu chuẩn.
Mục tiêu của Wecan là tạo ra cộng đồng tiêu dùng thông minh theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp mua sản phẩm của nhau, chia sẻ tài nguyên thông tin đối tác, khách hàng, trên đó doanh nghiệp và người tiêu dùng trực tiếp tương tác tức thì bằng công cụ giao tiếp online với đầy đủ chức năng được tích hợp trên ứng dụng của Wecan, giống như mạng xã hội zalo, viber, face..có thể tương tác trực tiếp để quyết định mua online hay offline (đặt hàng, nhận hàng tại địa của khách hàng hoặc đặt hàng, nhận hàng và trả tiền trực tiếp tại địa chỉ của doanh nghiệp, cửa hàng), quan trọng là chữ tín và các bên cùng có lợi. Nếu đúng, rõ ràng điều này sẽ phã vỡ rào cản tâm lý khách hàng lo sợ hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, người tiêu dùng tránh được thiệt hại bởi trong môi trường này không có đất cho hàng kém chất lượng lưu trú. Và sẽ trực tiếp thúc đẩy thị trường tiêu dùng, giúp doanh nghiệp cửa hàng tăng trưởng về sản xuất và doanh thu, kích thích thúc đẩy nền sản xuất, thu hút lực lượng lao động, góp phần giải quyết công ăn việc làm, đồng thời thúc đẩy vòng tuần hoàn cho nền kinh tế.
Môi trường công nghệ đang ở ngưỡng lý tưởng để phát triển.
Bằng cách thức này, rõ ràng Wecan đang thu hút được lượng khách hàng - người tiêu dùng đông đảo khi chỉ với vài thao tác đơn giản trong việc tải App về và sử dụng. Cũng cần nhớ rằng, số liệu từ Nielsen Việt Nam cho biết tỷ lệ người dùng smartphone so với người dùng điện thoại phổ thông (feature phone) trong năm 2017, 2018 là khoảng trên 84%; và ước tính sẽ tăng 20% trong những năm tiếp theo. Còn Báo cáo Digital Marketing Việt Nam 2019: “Có tới 64 triệu người dùng Internet trên tổng số 97 triệu người Việt Nam”. Đây là một dấu hiệu tích cực không chỉ là vật bất ly thân của những người bận rộn mà còn dần trở thành những chiếc máy tính “cầm tay” hỗ trợ mọi nhu cầu ngày càng cao của người dùng.
Để nói về sự thành công của Wecan, không thể khẳng định trong một sớm một chiều. Bên cạnh đó tập đoàn cần nhiều nỗ lực và đẩy mạnh chiến lược phát triển ngày một hoàn thiện hơn, vì trong khi có khá nhiều cái tên trong làng thương mại điện tử đã từ bỏ cuộc chơi, những cái tên còn lại không chắc đã có được lợi nhuận tốt. Tuy nhiên, hy vọng cũng là cần thiết để Việt Nam có một môi trường kinh doanh thương mại trong thời đại 4.0 thật lành mạnh, ở đó doanh nghiệp hay cửa hàng truyền thống thực sự vì người tiêu dùng và người tiêu dùng có một kênh mua hàng đáng tin cậy./.