Chiếc bình cổ được bán đấu giá 1,8 triệu USD. |
Các nhà sử học nhận ra đây là báu vật của nhà Thanh, từng thuộc về một vị hoàng đế nào đó. Chiếc bình chưa rõ niên đại này có thể đã bị đánh cắp khỏi các cung điện Trung Quốc vào thế kỷ 19. Điều này làm dấy lên mối lo ngại tình trạng chảy máu cổ vật Trung Quốc.
Chiếc bình cao 60 cm, gắn biểu tượng liên quan tới triều đại vua Càn Long (Hoàng đế cai trị lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc), được sơn phủ màu xanh dương, màu vốn được dùng để trang trí các vật dụng tại Thiên Đàn. Nơi đây, các Hoàng đế Trung Quốc sẽ thực hành các nghi lễ hiến tế động vật nhằm cầu mong mùa màng bội thu.
Chiếc bình cổ được trang trí bằng những họa tiết kết hợp giữa vàng và bạc, miêu tả mây trời, chim hạc, cây sáo, quạt và con dơi... những biểu tượng mà các Hoàng đế Trung Quốc tin rằng sẽ mang đến sức khỏe và trường thọ.
Việc pha trộn vàng và bạc để trang trí chiếc bình này là kỹ thuật cực kỳ khó mà rất ít nghệ nhân có thể làm được. Theo các chuyên gia về gốm châu Á, kỹ thuật này được một nghệ nhân tài hoa ở Trung Quốc (sinh năm 1682, mất năm 1756) thực hiện.
Vào thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Trung Quốc đứng trước những biến động lịch sử, người nước ngoài đã đánh cắp và mang về nước nhiều cổ vật được lấy từ trong các cung điện Trung Quốc.
Chiếc bình chưa được xác định niên đại thuộc sở hữu của một bác sỹ, người đã mua nó tại một phiên chợ ở Midlands (Vương quốc Anh) vào đầu những năm 1980. Sau khi bác sỹ này qua đời, con trai ông kế thừa chiếc bình này. Cả bác sỹ và con trai của ông đều không biết giá trị của chiếc bình này, nên để chiếc bình ở góc bếp trong nhiều năm, cho đến khi một chuyên gia cổ vật phát hiện ra nó vào cuối những năm 1990.