Chây ỳ đến vô cảm!

10 năm nay bà Trương Nhật Lệ gõ cửa các cơ quan công quyền nhưng sự việc không được giải quyết rốt ráo. Ảnh: L.N.
10 năm nay bà Trương Nhật Lệ gõ cửa các cơ quan công quyền nhưng sự việc không được giải quyết rốt ráo. Ảnh: L.N.
TP - Câu chuyện ông Nguyễn Thanh Giảng ở xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TPHCM gần 20 năm gõ cửa chính quyền để đòi đất không được (sau đó được Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong giải quyết trong 20 phút) không là chuyện hiếm về sự thờ ơ, vô cảm trong giải quyết khiếu nại của người dân của cán bộ công quyền sở tại.

Hết tháng 11 này, bà Trương Nhật Lệ,  44 tuổi ngụ quận Bình Tân, TPHCM chẵn 10 năm mang đơn đi gõ cửa “quan”. Câu chuyện xảy ra vào cuối năm 2007 khi bà Lệ mua mảnh đất hơn 12.000m2 tại P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, TPHCM và một năm sau được chính quyền cấp “sổ đỏ”. “Trong khi tôi đến cải tạo chuẩn bị trồng trọt thì thấy ông Trần Văn Ân không biết từ đâu “nhảy dù” vào “chiếm” 50m2 đất, dựng nhà ở”- bà Lệ kể.

Quá bức xúc, bà Lệ gửi đơn khiếu nại về việc bị chiếm đất một cách vô lý này đến UBND phường Bình Hưng Hòa và UBND quận Bình Tân. Nhưng gần 10 năm nay, đơn từ cứ được đùn qua, đẩy lại và không cấp nào giải quyết rốt ráo. Trong khi đó, đến thời điểm này, ông Ân kéo con cháu gồm 15 người vào đây chiếm ở; từ 50m2 chiếm ban đầu nay đã lên gần 1.000m2. Thậm chí, ông Ân còn cho thuê làm khu vui chơi trong đất của bà Lệ.

“Cứ mỗi lần tôi gửi đơn, chính quyền phường lại mời tôi lên họp và ghi nhận. Nhưng sau đó không thấy động tĩnh gì”- bà Lệ nói. Sự việc quay vòng như thế gần 10 năm nay nhưng ngôi nhà trái phép của ông Ân không hề lay chuyển. Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Phước Bình, Phó chủ tịch UBND phường Bình Hưng Hoà, quận Bình Tân thừa nhận hiện đã có 15 người trong gia đình ông Ân ở trên đất bà Lệ. “Tất cả những người này ở là vi phạm vì không đăng ký tạm trú tại đây”- ông Bình thừa nhận. 

Trong nhiều lần làm việc với bà Lệ và văn bản ban hành, chính quyền phường Bình Hưng Hoà và quận Bình Tân xác định ông Ân “nhảy dù” vào đất của bà Lệ là sai. Thế nhưng, dù biết để một người khác chiếm đất trái phép là vi phạm pháp luật, những người có trách nhiệm ở phường và quận vẫn cù cưa không giải quyết.  Lãnh đạo UBND TPHCM sau khi hay tin vụ việc đã có văn bản gửi UBND quận Bình Tân yêu cầu “giải quyết dứt điểm vụ việc trên”. Sau đó, ông Nguyễn Minh Nhựt- Phó chủ tịch UBND quận Bình Tân hứa sẽ rốt ráo giải quyết vụ việc của bà Lệ sau dịp lễ quốc khánh 2/9/2017. Vậy nhưng đến nay, mọi chuyện vẫn án binh bất động. “Họ cứ chây ỳ đến vô cảm. Giờ tôi không biết tin vào ai”- bà Lệ nói như khóc.

Bà Lệ không phải là điển hình, ông Lâm Chẻn Hưng, 73 tuổi, ở thị trấn An Lộc- thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước đã có 34 năm ngược xuôi đi xin lại mảnh đất thổ cư của mình. Nhưng đến nay, vụ việc của ông Hưng vẫn chưa được cơ quan công quyền giải quyết dứt điểm. Theo ông Hưng, năm 1934, ông nội của ông Hưng có mảnh đất 528m2 ở khu phố Phú Đức- thị trấn An Lộc hiện nay. Cả gia đình 4 thế hệ sống ở ngôi nhà này. Sau khi ông nội, rồi ba mẹ của ông Hưng qua đời, ông Hưng và các con được toàn quyền sử dụng đất và nhà. Năm 1972 chiến tranh tàn phá nên nhà đổ nát, ông Hưng về Bình Dương. Sau giải phóng miền Nam 1975, ông về lại nơi đây, dọn dẹp dựng lại căn nhà trên mảnh đất này để sinh sống. Khi cuộc sống đang ổn định thì ngày 16/5/1984 UBND huyện Bình Long thuộc tỉnh Sông Bé cũ đã yêu cầu gia đình ông dỡ nhà và trả đất.

Chây ỳ đến vô cảm! ảnh 1 Ông Lâm Chẻn Hưng đi khiếu kiện đòi đất từ lúc còn một chàng trai đến nay đã 73 tuổi Ảnh: L.N.

“Tôi viết đơn kêu cứu nhiều nơi nhưng đến nay không được giải quyết thoả đáng”- ông Hưng trình bày. 30 năm qua, từ một chàng trai khỏe mạnh nay ông Hưng đã 73 tuổi, tóc điểm trắng đầu nhưng mảnh đất của gia đình vẫn chưa thể đòi lại được. Theo ông Hưng, gần chục năm huyện Bình Long không giải quyết, năm 1994 ông gửi đơn lên UBND tỉnh Sông Bé, tỉnh giao Thanh tra tỉnh phối hợp với sở ngành, huyện giải quyết. Đến năm 1995, tỉnh thừa nhận: “Khi xây dựng nhà hàng, khách sạn Bình Long có phần diện tích đất của gia đình ông Hưng trước đây để ở, việc xây dựng này nhằm phục vụ nhu cầu công cộng”.  Tỉnh yêu cầu ông mua mảnh đất khác và hỗ trợ giảm giá 10%... Kết cục là đến nay ông vẫn phải đi gõ cửa khiếu nại khắp nơi.

Sau đó, ông Nguyễn Minh Nhựt- Phó chủ tịch UBND quận Bình Tân hứa sẽ rốt ráo giải quyết vụ việc của bà Lệ sau dịp lễ quốc khánh 2/9/ 2017. Vậy nhưng đến nay, mọi chuyện vẫn án binh bất động. “Họ cứ chây ỳ đến vô cảm. Giờ tôi không biết tin vào ai”- bà Lệ nói như khóc.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.