Festival Huế 2018:

Chân chất, lắng sâu ‘Âm vọng Sông Hương’

Chân chất, lắng sâu ‘Âm vọng Sông Hương’
TPO - Lần đầu tiên qua 10 kỳ Festival Huế, một chương trình nghệ thuật được thực hiện theo cách chưa từng có bằng sân khấu chìm trên sông Hương, với quy mô lớn và nhiều phức tạp khi dàn dựng thực hiện, đó là “Âm vọng sông Hương”.
Chân chất, lắng sâu ‘Âm vọng Sông Hương’ ảnh 1

Đây là chương trình nghệ thuật gắn với sông nước, với hơn 200 diễn viên chuyên và nghiệp dư, nơi người dân xứ Huế tham gia đông đảo nhất, bằng chính cuộc sống tình cảm và công việc rất “đời thực” của họ

“Âm vọng sông Hương” cũng là chương trình nghệ thuật gắn với sông nước, nơi người dân xứ Huế tham gia đông đảo nhất, bằng chính cuộc sống tình cảm và công việc rất “đời thực” của họ; tạo nên những giây phút lắng lòng cho khán giả về vòng đời, thân phận con người trên dòng sông hay chốn thôn dã.

Chân chất, lắng sâu ‘Âm vọng Sông Hương’ ảnh 2
 
Chân chất, lắng sâu ‘Âm vọng Sông Hương’ ảnh 3
 
Chân chất, lắng sâu ‘Âm vọng Sông Hương’ ảnh 4
 
Chân chất, lắng sâu ‘Âm vọng Sông Hương’ ảnh 5

Nơi dành kể những câu chuyện tình buồn day dứt trong một vòng đời con người chốn sông nước

Xuyên suốt từ đầu đến cuối chương trình, “Âm vọng sông Hương” là bức tranh thủy mặc nên thơ, trữ tình, chất chứa tình người, tình quê, với cảnh sông nước, về chân dung những chàng trai cô gái yêu nhau, lấy nhau, về một góc làng chài nhỏ, một cây đa, giếng nước, sân đình; cùng với tình yêu, cuộc sống, lao động chài lưới của người dân Huế.

Chân chất, lắng sâu ‘Âm vọng Sông Hương’ ảnh 6
 
Chân chất, lắng sâu ‘Âm vọng Sông Hương’ ảnh 7
 
Chân chất, lắng sâu ‘Âm vọng Sông Hương’ ảnh 8
 
Chân chất, lắng sâu ‘Âm vọng Sông Hương’ ảnh 9

Sân khấu chìm dưới nước, đời sống sinh hoạt sông nước hầu như xuyên suốt từ đầu đến cuối chương trình Âm vọng sông Hương 

“Âm vọng sông Hương” như dòng chảy sông nước miệt mài, lúc dịu êm trầm buồn, nhưng có khi là lũ cuốn hung hãn, xoay quanh câu chuyện kể về một vòng đời của người dân sông nước xứ Huế... Từ khi họ yêu nhau, cưới nhau, sinh con đẻ cái, đến khi con cái trưởng thành, nối tiếp cha ông làm nghề trên sông nước, rồi kết thúc, lại mở ra một vòng đời khác, thế hệ khác. Cứ thế, vòng đời của người dân nối nhau như dòng chảy dòng sông, ôm lấy Huế, bảo vệ Huế, xây dựng Huế, giữ gìn Huế, che chở và bao bọc Huế.

Chân chất, lắng sâu ‘Âm vọng Sông Hương’ ảnh 10

Một câu chuyện hoài nhớ cố thi sĩ Hàn Mặc Tử "ở đây sương khói mờ nhân ảnh"

Chân chất, lắng sâu ‘Âm vọng Sông Hương’ ảnh 11
 
Chân chất, lắng sâu ‘Âm vọng Sông Hương’ ảnh 12
 
Chân chất, lắng sâu ‘Âm vọng Sông Hương’ ảnh 13
 
Chân chất, lắng sâu ‘Âm vọng Sông Hương’ ảnh 14
 
Chân chất, lắng sâu ‘Âm vọng Sông Hương’ ảnh 15
 
Chân chất, lắng sâu ‘Âm vọng Sông Hương’ ảnh 16

Những hình ảnh liêu trai gắn với dòng Hương, với những mơ và thực - đạo và đời 

Chân chất, lắng sâu ‘Âm vọng Sông Hương’ ảnh 17
 
Chân chất, lắng sâu ‘Âm vọng Sông Hương’ ảnh 18
 
Chân chất, lắng sâu ‘Âm vọng Sông Hương’ ảnh 19
 
Chân chất, lắng sâu ‘Âm vọng Sông Hương’ ảnh 20

Những cảnh mưu sinh sông nước làng chài được nhắc đi nhắc lại nhiều lần  

Chân chất, lắng sâu ‘Âm vọng Sông Hương’ ảnh 21

Cũng có một đám cưới của lứa đôi nơi xóm nghèo ven sông được tái hiện

Chân chất, lắng sâu ‘Âm vọng Sông Hương’ ảnh 22
 
Chân chất, lắng sâu ‘Âm vọng Sông Hương’ ảnh 23
 
Chân chất, lắng sâu ‘Âm vọng Sông Hương’ ảnh 24

Cư dân dòng Hương cũng lắm lúc phải chống chọi với mẹ thiên nhiên khắc nghiệt 

Qua đêm diễn kéo dài 90 phút, với không gian chủ đạo sông nước, cùng với hơn 200 diễn viên chuyên nghiệp và quần chúng, “Âm vọng sông Hương” đã thể hiện hết sức chân thật một tinh thần Huế giản dị và sâu lắng, mượt mà và mộc mạc, dịu êm nhưng ấn tượng, để đi vào trong sâu thẳm của tâm thức Huế; gợi mở và níu kéo niềm thương nhớ, chan chứa yêu thương của tình người dân xứ Huế, lấp lánh trong cõi nhớ, trong cõi tâm, trong cõi tình một Huế bản sắc, một Huế chầm chậm đi, chầm chậm nhớ, chầm chậm hát, chầm chậm yêu, chầm chậm theo thời gian trôi…

Chân chất, lắng sâu ‘Âm vọng Sông Hương’ ảnh 25
 
Chân chất, lắng sâu ‘Âm vọng Sông Hương’ ảnh 26
 
Chân chất, lắng sâu ‘Âm vọng Sông Hương’ ảnh 27

Sau cơn mưa trời lại sáng, lại có những đêm trăng hội hè trai gái đối đáp giao duyên, trẻ em vui chơi hát hò hồn nhiên giữa sông nước

Chân chất, lắng sâu ‘Âm vọng Sông Hương’ ảnh 28  
Chân chất, lắng sâu ‘Âm vọng Sông Hương’ ảnh 29  
Chân chất, lắng sâu ‘Âm vọng Sông Hương’ ảnh 30 Một hoạt cảnh về ngư cụ sống động sau những ngày bão giông
Chân chất, lắng sâu ‘Âm vọng Sông Hương’ ảnh 31  
Chân chất, lắng sâu ‘Âm vọng Sông Hương’ ảnh 32 Cuối cùng, tất cả thốt lên rằng: “Dòng sông ai đã đặt tên”, đó có phải là âm vọng nhân văn và sâu lắng của dòng Hương?!
Theo nhà văn Nguyễn Quang Vinh, tổng đạo diễn chương trình, “Âm vọng sông Hương” là chương trình để dành tặng cho Huế, dành tặng cho những ai yêu Huế, dành tặng cho một vùng đất xứng đáng để tôn vinh, để tri ân, để tự hào. Đặc biệt, đây cũng là chương trình mà người dân xứ Huế tham gia đông đảo nhất bằng chính cuộc sống tình cảm và công việc của họ.
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.