Chăm sóc buồng trứng - Một vấn đề thiết yếu

Chăm sóc buồng trứng - Một vấn đề thiết yếu
Có kích thước chỉ vừa nhỉnh hơn hạt dẻ nằm ở hai bên tử cung, buồng trứng là cơ quan sinh dục quan trọng bậc nhất, vừa sản xuất noãn đều đặn cho mỗi chu kì rụng trứng, vừa chế tiết những nội tiết tố quan trọng giúp phái đẹp phát triển và duy trì các đặc trưng giới tính.

> Nhận biết và điều trị bất thường ở tử cung

Chăm sóc buồng trứng - Một vấn đề thiết yếu ảnh 1

Cô gái tuổi dậy thì trở nên quyến rũ với “núi đôi” vun cao, ba vòng hấp dẫn, gò má hồng hào hay mái tóc mượt mà… chính là nhờ các nội tiết tố của buồng trứng.

Buồng trứng - cơ quan quan trọng của người phụ nữ

Tuy nhiên, buồng trứng không hoạt động độc lập mà được chi phối, kiểm soát bởi vùng hạ đồi của não bộ và tuyến yên. Não bộ đưa ra quyết định sản xuất bằng cách tiết ra các xung GnRH tác động vào tuyến yên. Tuyến yên nhận lệnh và nhanh chóng phái các nội tiết tố LH, FSH đến buồng trứng để truyền tin cho cơ quan này sản xuất đúng tiến độ. Ngược lại, các nội tiết tố do buồng trứng tiết ra lại báo cáo ngược về não để bộ chỉ huy này nắm rõ tình hình của cơ thể mà cân chỉnh các quyết định lần sau cho phù hợp.

Bộ ba này tạo thành một trục thần kinh - nội tiết, bắt đầu phối hợp hoạt động từ lúc dậy thì đến tuổi mãn kinh, giúp cơ thể hài hòa để duy trì cả sức khỏe, sắc đẹp và chức năng sinh lý cho phái đẹp.

Khi buồng trứng hoạt động không ổn định

Sau tuổi 40, buồng trứng bắt đầu suy thoái nên “khả năng sản xuất” trở nên yếu kém, khó đáp ứng với các kích thích từ não bộ - tuyến yên. Đồng thời, cả bộ chỉ huy này cũng già đi nhanh chóng khiến cho các mệnh lệnh không còn được chính xác như trước. Hoạt động của toàn hệ trục bị rối loạn, các nội tiết tố do buồng trứng tiết ra lúc này sẽ trở nên thiếu hụt hoặc không phù hợp với nhu cầu thực tế của cơ thể.

Hậu quả là những cơn bốc hỏa, vã mồ hôi về đêm xuất hiện thường xuyên khiến phụ nữ mất ngủ, lo lắng không yên. Chị em dễ bị kích động nhưng lại khó tập trung tư tưởng, trí nhớ giảm sút. Khả năng hấp thu canxi kém nên dễ loãng xương, gãy xương, nguy cơ bệnh tim mạch tăng cao do rối loạn các thành phần
cholesterol… Thêm vào đó, sắc đẹp cũng xuống dốc với các nếp nhăn không ngừng xuất hiện trên da, tóc mỏng rụng, mất dáng do tăng cân, tích tụ mỡ thừa. Phụ nữ ở tuổi này bỗng nhiên ít quan tâm đến tình dục, âm đạo khô dẫn đến đau rát khi quan hệ, giảm khả năng sinh sản…

Đặc biệt, dưới tác động của môi trường ô nhiễm, lối sống thiếu lành mạnh, dinh dưỡng không cân đối, stress kéo dài…, nhiều chị em đã gặp phải tình trạng suy buồng trứng sớm… ngay trong tuổi sinh sản. Nếu không theo dõi và chăm sóc kịp thời thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Cần chủ động chăm sóc buồng trứng

Người ta rất ít khi quan tâm đến buồng trứng nếu chưa gặp phải các dấu hiệu bệnh lý. Điều này đồng nghĩa với việc sức khỏe của cơ quan tối quan trọng này chưa được theo dõi và chăm sóc một cách chu đáo.
Theo các bác sĩ, phái đẹp cần chủ động hỗ trợ buồng trứng cũng như toàn hệ trục thần kinh nội tiết của mình hoạt động tốt bằng một số phương pháp sau:

- Xây dựng một lối sống lành mạnh với chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên vận động để rèn luyện cơ thể và tăng sức đề kháng. Giữ vệ sinh cho vùng kín, thực hiện tình dục an toàn để tránh viêm nhiễm phụ khoa.

- Có chế độ dinh dưỡng phù hợp và cân đối. Nên ăn nhiều rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, nên chú trọng các thức ăn giàu chất sắt để bù lại lượng sắt mất đi trong các kì kinh nguyệt, giảm đường, mỡ và muối mặn…

- Sử dụng thảo dược thiên nhiên để cung cấp dưỡng chất giúp não bộ, tuyến yên và buồng trứng duy trì tốt các hoạt động. Xu hướng đang được thế giới ưa chuộng là Lepidium Meyenii - một thảo dược quý sinh trưởng trên dãy Andes, được người Inca sử dụng và truyền tụng từ hơn 2.000 năm qua.

- Đặc biệt, khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như rối loạn kinh nguyệt thường xuyên, cần nhanh chóng đi khám để nhận biết sớm và điều trị.

TS.BS Huỳnh Thị Thu Thủy
PGĐ bệnh viện Từ Dũ TP. HCM

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG