Cha đẻ bật mí về 'ATM gạo' và ước mơ xuất ngoại

TPO - Những ngày qua, 'ATM gạo' tạo ra sức lan tỏa trong xã hội, những mô hình này cứ thế nối tiếp nhau ra đời để chung tay giúp đỡ người khó khăn do dịch COVID-19. Ít ai biết vì sao cha đẻ 'ATM gạo' này chỉ thiết kế tối đa mỗi người nhận 1,5kg gạo mỗi ngày...
Cha đẻ bật mí về 'ATM gạo' và ước mơ xuất ngoại ảnh 1  

Hoàng Tuấn Anh từng học tập và sống ở Úc 13 năm. Khi còn học đại học, anh đã bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ. Bằng số vốn nhỏ tích luỹ được, chàng trai trẻ đầu tư vào thực hiện dự án lắp đặt tấm cách nhiệt miễn phí cho các hộ dân, theo chủ trương của Chính phủ Úc.

Cha đẻ bật mí về 'ATM gạo' và ước mơ xuất ngoại ảnh 2Chàng trai trẻ có 13 năm 'du học' xứ chuột túi.
Hoàng Tuấn Anh còn nhớ như in thời điểm đó là năm 2007, chỉ trong 6 tháng, anh đã kiếm được 1 triệu USD. Nhưng không ngờ chỉ 1 năm, Chính phủ Úc cho dừng chương trình này. Đã nhập hàng trăm container hàng, mỗi container trị giá tầm 25.000 - 30.000 USD. Mỗi container đối với anh "quý như vàng", nhưng chỉ vài tiếng đồng hồ anh mất trắng!
Cha đẻ bật mí về 'ATM gạo' và ước mơ xuất ngoại ảnh 3 Hoàng Tuấn Anh xúc động khi chia sẻ về những ngày tháng khó khăn. 

Lúc đó chàng trai trẻ rơi vào trạng thái khủng hoảng tinh thần. Mẹ anh gọi điện sang và nói: “Con có khó khăn gì thì nói mẹ sẽ giúp!”. Mẹ chính là vị cứu tinh của anh khi ấy. "Giờ thì mẹ không còn trên cõi đời này nữa nhưng tôi luôn nhớ về bà ấy, tháng 3 (âm lịch) này cũng là dịp giỗ tròn năm", Tuấn bùi ngùi nói.

“Đói ăn có thể khiến người ta quẫn trí. Nghĩ đến việc còn nhiều bất ổn do dịch bệnh kéo dài, lượng người thất nghiệp đông. Nghĩ đến ai đó vì thiếu một bữa ăn mà thấy mình vào đường cùng đến phải tự tử, phải sa ngã, phạm tội tôi nghĩ mình phải đưa một bàn tay cho họ nắm, và phải ngay lập tức”.
Hoàng Tuấn Anh, CEO PHGLock

Chàng trai trẻ thành thật, thực sự nhiều người cũng đặt câu hỏi là tại sao không ở Úc lập nghiệp. Ba mẹ đã lớn tuổi, muốn con cái ở cùng để chăm sóc. Hơn thế, bản thân anh nhận thấy ở Việt Nam có cái hay là đất nước đang phát triển nên còn rất nhiều cơ hội. Trong đó ngành khoá điện tử, lúc làm nó là số 0, giờ nó là con số 1%, tức là còn 99% cơ hội để chinh phục. "Chỉ có điều những người nào kiên trì mới có thể làm được", Tuấn Anh trải lòng.

Cha đẻ bật mí về 'ATM gạo' và ước mơ xuất ngoại ảnh 4
Hằng ngày, đến 12h trưa, cây 'ATM gạo' trên đường Vườn Lài (phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TPHCM) lại nhộn nhịp người dân từ khắp mọi nơi xếp hàng chờ rút gạo. Từng người đứng vào vị trí được đánh dấu, chuẩn bị sẵn chiếc túi nilon trên tay, đến lượt gạo tuôn trào vào túi. Mỗi người rút đúng 1,5 kg gạo mang về lòng vui vẻ.
Cha đẻ bật mí về 'ATM gạo' và ước mơ xuất ngoại ảnh 5Bà Lê Thị Nữ mất việc do dịch COVID-19.
Bà Lâm Thị Xuân (62 tuổi, bán vé số quận Tân Phú) cười bằng mắt qua lớp khẩu trang vải đã ngả màu: “Cả tuần nay, ngày nào tôi cũng đến đây xin gạo về nấu ăn. Từ lúc vé số ngừng phát hành, tôi không có thu nhập nào khác do lớn tuổi, không ai thuê mướn trong những ngày dịch bệnh này. Số tiền dành dụm được đều dành trả tiền nhà trọ, điện, nước… Nhờ cây gạo này, tôi không còn sợ đói trong những ngày khó khăn này”.
Cha đẻ của cây 'ATM gạo' Hoàng Tuấn Anh tâm sự, lúc đầu định mua mấy tấn gạo, đóng túi 2kg để tặng người nghèo. Nhưng theo dõi thấy những điểm phát quà từ thiện khác trở thành nơi tập trung đông người, xảy ra lộn xộn, phức tạp. Anh suy nghĩ đến chiếc mấy có thể “tắt – mở” gạo tự động mà vẫn đảm bảo khoảng cách 2 mét theo quy định.
Cha đẻ bật mí về 'ATM gạo' và ước mơ xuất ngoại ảnh 6Người dân đến rút gạo ở 'ATM gạo' quận Tân Phú.
Cha đẻ bật mí về 'ATM gạo' và ước mơ xuất ngoại ảnh 7  
Sau một ngày sáng chế, cây 'ATM gạo' đầu tiên ra đời bằng các vật liệu có sẵn. Máy được điều khiển bằng phần mềm, nút bấm kết nối đến van tự động và thùng chứa gạo. Máy có thể nhận diện được người đến lấy gạo, đảm bảo mỗi người chỉ rút gạo 1 lần trong ngày.
Cha đẻ bật mí về 'ATM gạo' và ước mơ xuất ngoại ảnh 8CEO Hoàng Tuấn Anh. 
“Ngày đầu tôi phát 500kg gạo, đến ngày thứ 2 số lượng đã tăng lên 3 tấn. Hiện tại đã tăng lên 5 tấn, phục vụ 4.000 người. Đang lo lắng vì mình chỉ có vài chục tấn, sợ không duy trì việc tặng gạo được lâu dài. Không ngờ, tối đó, nhiều nhà hảo tâm đến góp gạo. Có người vài chục ký, người vài trăm, cũng có người góp cả tấn. Đến nay kho gạo đã hơn 200 tấn, không còn chỗ để nhận thêm”, anh Tuấn Anh thông báo.
Cha đẻ bật mí về 'ATM gạo' và ước mơ xuất ngoại ảnh 9
Cha đẻ bật mí về 'ATM gạo' và ước mơ xuất ngoại ảnh 10 Anh Tuấn Anh còn để bản hướng dẫn chỉ đường người dân đến các cây 'ATM gạo' khác.
Đặc biệt, cây 'ATM gạo' mở 24/24. Lý do Tuấn Anh đưa ra là không muốn ai đến mà phải về tay không. “Đói ăn có thể khiến người ta quẫn trí. Nghĩ đến ai đó vì thiếu một bữa ăn mà thấy mình vào đường cùng đến phải tự tử, phải sa ngã, phạm tội mà tôi rùng mình. Trong khả năng của mình, tôi nghĩ mình phải đưa một bàn tay cho họ nắm, và phải ngay lập tức”, Hoàng Tuấn Anh bộc bạch.
Cha đẻ bật mí về 'ATM gạo' và ước mơ xuất ngoại ảnh 11
Gần 2 tuần 'ATM gạo' đi vào hoạt động, chàng trai trẻ Hoàng Tuấn Anh nhớ lại nhiều kỷ niệm. “Có lần, vài thanh niên trẻ khỏe đến xin gạo. Tôi mới kêu vào hỏi chuyện thì biết họ thật sự khó khăn, dịch bệnh COVID-19 đã cuốn đi nhiều thứ, trong đó có cả nghề nghiệp, việc làm. Tôi gợi ý họ có muốn làm việc ở cây “ATM gạo” không? Tùy theo sức khỏe của từng người mà mình bố trí công việc, như vác gạo, điều khiển máy… Giờ có 3-4 anh chị đã có việc làm rồi đấy, lương 6-7 triệu đồng/tháng”, Tuấn Anh vui vẻ nói.
Cha đẻ bật mí về 'ATM gạo' và ước mơ xuất ngoại ảnh 12 Mỗi hạt gạo cho đi...
Cha đẻ bật mí về 'ATM gạo' và ước mơ xuất ngoại ảnh 13...những mảnh đời ở lại, bám trụ trong những ngày dịch bệnh COVID-19.
Rồi Tuấn Anh kể, có lần, người dân trong xóm phát hiện có người thường xuyên đến xin gạo nhiều lần trong ngày. Mỗi lần đến, người ấy đều thay trang phục, che mặt cẩn thận, có khi còn đi cả chân trần ra vẻ khó khăn… Người dân đã chụp hình và gửi cho anh.
Cha đẻ bật mí về 'ATM gạo' và ước mơ xuất ngoại ảnh 14
"Thực ra tôi cũng trăn trở nhiều khi quyết định tặng mỗi người 1,5-2kg/lần, và không được nhận quá 2 lần trong ngày. Tôi đã tính toán rất kỹ, sẽ có những người “nhận gạo chuyên nghiệp”
Hoàng Tuấn Anh nói
Vì sao mỗi người chỉ được nhận 1,5 kg mỗi lần? Hoàng Tuấn Anh lý giải: “Thực ra tôi cũng trăn trở nhiều khi quyết định tặng mỗi người 1,5kg và không được nhận quá 2 lần trong ngày". Muốn bán thì phải từ 5-10 kg mới có người mua. Muốn thế bắt buộc đi nhiều lần. Anh cài camera nhận diện khuôn mặt bán thủ công, nếu ai nhận 2 lần trong ngày là phát hiện ngay. "Tôi muốn tặng gạo cho người cần, chứ không tặng gạo cho người muốn trục lợi từ lòng tốt của người khác”, Tuấn Anh nói tiếp: "Tôi đã tính toán rất kỹ, sẽ có những người “nhận gạo chuyên nghiệp”, tức là họ nhận về không phải để ăn mà bán lại".
 Clip người dân rút gạo tại cây 'ATM gạo' quận Tân Phú, TPHCM.
Tuấn Anh cũng cho hay, anh không cài phần mềm nhận diện khuôn mặt, giọng nói với những người đến xin gạo, mà chủ yếu vẫn là “người nhìn người”, lý do máy vẫn không thể thay thế con người.
Cha đẻ bật mí về 'ATM gạo' và ước mơ xuất ngoại ảnh 15 Người dân xếp hàng 'rút' gạo miễn phí ở cây ATM.
"Có những người nhìn bề ngoài thấy họ có vẻ đủ đầy, họ đi xe máy, mặc quần áo đẹp đến nhận gạo… nhưng ngoại hình ấy không nói lên được rằng họ không có khó khăn", Tuấn Anh trải lòng. Vì vậy, anh và cộng sự phải dùng mắt để nhìn và đoán định, chứ không như máy, không đúng tiêu chí là từ chối ngay. Tất nhiên, cũng sẽ có người này người kia, mỗi ngày anh và cộng sự từ chối không dưới 300 người với nhiều lý do như nhận nhiều lần, không phải người khó khăn…
Cha đẻ bật mí về 'ATM gạo' và ước mơ xuất ngoại ảnh 16
Trở lại với dự án 'ATM gạo' với sức lan tỏa ngoài mong đợi, Tuấn Anh cũng vui khi thấy nhiều người được nhận gạo. Bản thân anh và các cộng sự hạnh phúc vì biết rằng những người được nhận gạo sẽ bớt đi một phần khó khăn trong đại dịch COVID-19 này.
Cha đẻ bật mí về 'ATM gạo' và ước mơ xuất ngoại ảnh 17 Những ngày này, Hoàng Tuấn Anh luôn bận rộn để hướng dẫn, kết nối phát triển thêm 'ATM gạo' cho các địa phương.  
 "Khi ấy, người nhận gạo không phải tìm kiếm quá xa, người ủng hộ cũng bớt phần vất vả. Tôi muốn 'ATM gạo' có thể lan tỏa sang các nước bạn Đông Nam Á, để chúng ta cùng chung tay giúp đỡ người nghèo khó không chỉ riêng ở Việt Nam".
Hoàng Tuấn Anh cho biết
Chàng trai trẻ thật thà thừa nhận đến giờ việc nhiều. Hiện đã có hơn 20 máy được lắp đặt ở TPHCM, đến tận Hà Nội, An Giang, Kiên Giang… Các địa phương khác nếu có nhu cầu nhân rộng mô hình này cũng sẽ được hỗ trợ tối đa để chuyển giao kỹ thuật, công nghệ.  “Với tôi, muốn đi xa phải đi cùng nhau. Người góp sức, người góp công thì mới lan rộng ra được. Khi tôi làm ra chiếc máy, mọi người đã tích cực góp gạo, hi vọng những tấm lòng hảo tâm sẽ góp tiền của, công sức để nhân rộng tại các địa phương khác", Tuấn Anh nói.
CEO PHGLock mong sẽ tặng hoặc chuyển giao công nghệ để có 100 'ATM gạo' khắp mọi nơi. Theo tính toán của CEO này, nếu có 100 điểm phát gạo thì có thể giúp được khoảng 100.000 người khó khăn trong mùa dịch này. 
Cha đẻ bật mí về 'ATM gạo' và ước mơ xuất ngoại ảnh 18  Giám sát các cây 'ATM gạo' qua camera từ xa.
"Lúc đó, người dân không phải tìm kiếm quá xa, người ủng hộ cũng bớt phần vất vả khi phải vận chuyển gạo đi xa. Tôi muốn 'ATM gạo' có thể lan tỏa sang các nước bạn Đông Nam Á, để chúng ta cùng chung tay giúp đỡ người nghèo khó không chỉ riêng ở Việt Nam", cha đẻ 'ATM gạo' bày tỏ.
 Clip cha đẻ bật mí về cây 'ATM gao'
Tuấn Anh bộc bạch, anh và cộng sự được truyền cảm hứng rất lớn từ những nỗ lực của Chính phủ. Những người bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 không chỉ được khám chữa bệnh, cách ly, ăn uống miễn phí, thậm chí còn có những chuyến bay miễn phí để họ quay trở về quê hương.
"Trong lúc dịch bệnh phức tạp, nhiều người tự hào vì mình là người Việt và trở về quê hương. Rất nhiều Việt kiều ở nước ngoài đã về Việt Nam tránh dịch, rõ ràng Chính phủ đã làm được những điều tuyệt vời. Là một công dân, tôi cảm thấy mình có trách nhiệm cùng chia sẻ khó khăn với Chính phủ, cùng góp sức vượt qua mùa dịch", Hoàng Tuấn Anh nói.
Cha đẻ bật mí về 'ATM gạo' và ước mơ xuất ngoại ảnh 19Người dân xếp hàng nhận gạo từ các mạnh thường quân trong những ngày cách ly xã hội. 
Cha đẻ bật mí về 'ATM gạo' và ước mơ xuất ngoại ảnh 20
“Chuyến xe chia sẻ” mang gạo nghĩa tình của Bệnh viện JW Hàn Quốc ngày 16/4 cũng đã khởi hành. “10 tấn gạo đài thơm sẽ được chia thành 1.000 bao gạo và trao tận tay đến những người lao động nghèo, công nhân đang thất nghiệp tại các khu công nghiệp, các cô chú bán vé số, ve chai, những người già neo đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật trên địa bàn TPHCM và các khu vực tỉnh lân cận. Món quà tuy không lớn nhưng nếu đến đúng lúc, đúng người cần sẽ giúp người dân thấy ấm lòng trong lúc khó khăn”, TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung, GĐ BV Thẩm mỹ JW Hàn Quốc tâm sự.
Cha đẻ bật mí về 'ATM gạo' và ước mơ xuất ngoại ảnh 21 TS.BS Phan Nguyễn Tú Dung mong mọi người chung tay vì người khó khăn mùa dịch COVID-19.
 TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung xuất thân trong gia đình không mấy khá giả ở TP.Đà Nẵng, suốt thời gian học Đại học, chàng sinh viên y khoa khi ấy ngày ngày đi dạy thêm để kiếm tiền chi trả học phí, đỡ gánh nặng mẹ cha, phụ lo cho các em ăn học.
Cha đẻ bật mí về 'ATM gạo' và ước mơ xuất ngoại ảnh 22 Người Sài Gòn nghĩa tình, trao đi những 'hạt ngọc' cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn.
Anh chia sẻ: “Tôi cũng đã trải qua những ngày gian khó nên khi có điều kiện, tôi luôn muốn giúp đỡ, san sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, nhất là những bạn trẻ có ý chí, không ngừng vượt khó để đi đến thành công. Trong dịch bệnh COVID-19, chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn; nhưng mình cảm thấy vẫn còn may mắn hơn rất nhiều người. Vì vậy tôi muốn san sẻ, hỗ trợ một phần khó khăn với người nghèo. Hy vọng, sẽ có thêm nhiều tấm lòng cùng đồng hành, chung tay “người có giúp người khó” để cùng nhau đi qua giai đoạn này”.
Cha đẻ bật mí về 'ATM gạo' và ước mơ xuất ngoại ảnh 23
Cha đẻ bật mí về 'ATM gạo' và ước mơ xuất ngoại ảnh 24 Những bịt gạo nghĩa tình trao đến tay người gặp khó khăn do dịch COVID-19.
Ôm bịch gạo trên tay, bà Đinh Thị Mùi (gần 70 tuổi, TPHCM) nghẹn ngào: “Dịch bệnh khiến cả nhà thất nghiệp, cả gia đình 5 người sống lay lắt bữa đói bữa no. Nay được nhận gạo, tui mừng lắm, vài ngày tới được chắc dạ rồi”.
Cũng trong ngày 16/4, tại địa chỉ 144/5 Bình Lợi (quận Bình Thạnh, TPHCM), công ty Việt Tuyến và TiTiOne để sẵn 600 phần quà gồm gạo, mì gói, nước rửa tay cho những ai khó khăn. “Ai cần thì đến lấy – Ai ổn thì hãy chia sẻ thông tin này đến những người khác cần hơn”, đại diện nhà tài trợ cho biết.