> Hai nữ sinh dũng cảm bắt cướp
Anh hùng đâu chỉ nam nhi. Trong kháng chiến cả thế giới đã phải ngưỡng mộ hình ảnh “O du kích nhỏ giương cao súng. Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu. Ra thế to gan hơn béo bụng. Anh hùng đâu phải cứ mày râu”.
Làm việc nghĩa, việc tốt đâu cần dịp này, dịp nọ mà ai cũng có thể làm mỗi ngày.
Những việc tuy nhỏ hằng ngày nhưng nếu nó đẹp thì sự lan tỏa rất lớn, nó như cái mầm nhỏ nhưng tương lai sẽ là vườn, là rừng vui, rừng hạnh phúc, nếu chúng ta biết gieo nó. Tôi xin chia sẻ với Diễn đàn hai câu chuyện, một tốt, một xấu nhưng nó bám mãi trong đầu tôi.
Thừa cơ chèn ép, hưởng lợi
Một lần tôi đi từ Can Lộc về Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) thì gặp sự cố nhỏ. Do trời nhá nhem nên tay lái xe máy của tôi quệt vào xe đạp một cậu bé. Cậu bé loạng choạng rồi ngã. Tôi dừng xe chạy đến đỡ, cậu bé cười: “Cháu không sao đâu, chú đi đi”.
Bỗng ở đâu một phụ nữ lao ra, ôm cậu bé gào khóc: “Ôi giời ơi, có người gây tai nạn, định chạy trốn”. Người hai bên đường cầm hung khí lao về phía tôi. Cũng may, trời tối lại lộn xộn nên tôi được một cô gái có nhà bên đường kéo khỏi hiện trường, lánh vào nhà.
Biết không có “kẻ gây tai nạn” ở hiện trường, đám thanh niên lục lọi tìm. Khi đó khoảng 9 giờ tối, đêm 30 Tết. Cô gái giúp đỡ chúng tôi nói: “Họ sẽ ăn vạ đấy. Nhưng gần giao thừa rồi, các anh tính sao?”.
Chúng tôi quyết định ra đối mặt đám đông. Thấy chúng tôi, lập tức một người đàn ông vẻ hào hiệp đứng ra thương lượng xử lý mọi việc. Anh ta yêu cầu đưa cậu bé đến bệnh viện (cách 20km) khám, chụp chiếu, mua thuốc.
Chụp đủ các loại, khám xét đủ các kiểu, bác sỹ bảo "thậm chí không xây xước, sao làm ầm lên thế". Người đàn ông này lại đề nghị mọi người trở về nhà cậu bé để giải quyết chuyện đền bù.
Anh ta nói: “Bác sỹ bảo không sao, nhưng chẳng biết thế nào được. Chấn thương sọ não là khó đoán lắm”. Lúc này khoảng 1 tiếng nữa là đến giao thừa. Không còn cách nào khác, chẳng có tí lợi thế nào để thương lượng, tôi chấp nhận "đền" một khoản tiền khá lớn. Trước khi rời nhà cậu bé, mấy một số người còn tháo đồng hồ, lấy mũ bảo hiểm của chúng tôi.
Chúng tôi về đến nhà chỉ còn 5 phút nữa là giao thừa với tâm trạng căng thẳng, uất ức.
Những người vô danh
Mấy năm sau, chúng tôi gặp sự cố ở Kỳ Tiến (Hà Tĩnh). Xe ô tô đi qua địa phận xã này thì bị ngập bánh xuống bùn, cạnh một cánh đồng. Càng nhấn ga, xe càng lún sâu.
Tôi và anh con bác đành gọi người quen. Một thanh niên gần đó thấy thế đã mang xà beng, gỗ, đá ra chèn. Anh này còn gọi nhiều thanh niên khác đến giúp.
Người cởi áo bò xuống gầm, người chèn đá, bẩy xà beng. Đêm tối phải dùng nhiều đèn pin để rọi. Một lúc có cả chục đèn. Người càng ngày càng đông, cuối cùng xe cũng lên khỏi bãi lầy.
Trong ánh đèn pin chúng tôi không nhận rõ mặt từng người, chỉ thấy quần áo mọi người bê bết bùn đất. Anh tôi nói mấy lời cảm ơn và tiếc là không biết ai cả để sau này đền đáp. Mấy thanh niên vừa rời khỏi hiện trường vừa vui vẻ nói: “Các anh về đi, sắp giao thừa rồi đấy”.
Đúng là tấm lòng cho gió cuốn đi, nhóm người giúp chúng tôi hồn nhiên đến đáng yêu. Nếu hôm đó, xe không lên khỏi bãi lầy, có lẽ chúng tôi sẽ khó khăn để có một cái tết vui.
Trở về nhà trong không khí ấm áp của đêm giao thừa anh em chúng tôi rất cảm kích tấm lòng của “những người vô danh” kia và tự nhủ sẽ không được vô tâm với nhưng khó khăn, cơ nhỡ của ai đó mà mình nhìn thấy.
Dám nói, dám làm Đặt vấn đề sống đẹp, sống trượng nghĩa giai đoạn này là đúng, là trúng. Đang xuất hiện một bộ phận giới trẻ sống ích kỷ, hưởng thụ và trách nhiệm của chúng ta dùng cái tốt đẹp lấn át cái xấu. Tôi nghĩ tổ chức Đoàn đã làm tốt vấn đề tuyên dương, cổ vũ, ghi nhận những điển hình tốt và làm cho nó lan tỏa trong cuộc sống. Nhưng có một việc khác cần phải làm tốt hơn nữa đó xây dựng một lớp cán bộ Đoàn, dám nói, dám làm, có kỹ năng để chống tham nhũng, dám bảo vệ ĐVTN mỗi khi khó khăn. M.H Thờ ơ là hại mình Tôi đọc một câu chuyện ở đâu đó kể rằng, có một cô gái sau khi trải qua chuyện đau lòng đã thề không bao giờ tắt điện thoại nữa. Chuyện là, chỉ một lần bỏ qua một cuộc gọi lạ vì sợ làm phiền, người này đã mất bố trong một tai nạn vì không kịp đưa bố đi cấp cứu (không nghe điện thoại người đi đường báo tin bố bị tai nạn). Rõ ràng chúng ta sinh ra là để sống cạnh ai đó, giúp đỡ hoặc được giúp đỡ, không thể sống mà cho phép mình vô cảm. Mai Lan Biết đâu nạn nhân là người thân Tôi nghĩ, sống kiểu mũ ni che tai có ngày lĩnh họa. Nếu thấy tai nạn bỏ đi, biết đâu người nằm dưới đất là bạn bè, là người thân thì sao? Không đuổi bắt kẻ xấu, biết đâu người bị nạn chính là người thân? Nghĩa hiệp đôi khi đơn giản lắm, hãy thực hiện từ việc nhỏ. Ghét nhất là chém gió, khi có bão lại chui núp. Lê Thúy |
Lê Anh Tuấn
Giám đốc Cty Truyền thông Toàn Cầu, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội