Cảnh “nóng” và những “chuyện cấm kị” đầu tiên lên phim

Nữ diễn viên Hedy Lamarr trong bộ phim có cảnh "nóng" đầu tiên trên thế giới
Nữ diễn viên Hedy Lamarr trong bộ phim có cảnh "nóng" đầu tiên trên thế giới
TPO - Nửa đầu thế kỷ 20, những sản phẩm điện ảnh trên thế giới nói chung và tại Mỹ nói riêng phải chịu những quy định kiểm duyệt vô cùng ngặt nghèo. Thế nhưng, có không ít nhà sản xuất phim đã công khai thách thức những quy định ấy và đưa vào bộ phim của mình những cảnh bị cho là cấm kị.

1. Câu chửi thề đầu tiên

Nhiều người đã lầm tưởng rằng, câu nói cuối cùng của Rhett Butler với từ “chết tiệt” trong bộ phim "Cuốn theo chiều gió" là câu chửi thề trên màn ảnh đầu tiên. Tuy nhiên, thực tế thì không phải vậy.

Trước khi "Cuốn theo chiều gió" ra đời 14 năm, tức là vào năm 1925, trong ‘The Big Parade’ (bộ phim câm về chiến tranh của King Vidor), một người lính đã la hét giận dữ trước mặt những kẻ thù của anh ta và nguyền rủa chúng bằng câu chửi thề: “Những linh hồn chết tiệt”.

Cảnh “nóng” và những “chuyện cấm kị” đầu tiên lên phim ảnh 1

Một cảnh trong phim 'The Big Parade'

2. Cảnh “nóng” đầu tiên

Không chỉ một, mà có tới hai cảnh “nóng” của nữ diễn viên người Áo 18 tuổi Hedy Lamarr đã được đưa vào bộ phim "Ecstasy" của CH Séc, ra đời năm 1933, trở thành những cảnh nhạy cảm đầu tiên được trình chiếu của nền điện ảnh thế giới.

Thứ nhất là cảnh Lamarr bơi khỏa thân trong một hồ nước, và thứ hai là cảnh giường chiếu của cô với một người đàn ông.

Cảnh “nóng” và những “chuyện cấm kị” đầu tiên lên phim ảnh 2 Nữ diễn viên Hedy Lamarr trong phim 'Ecstasy'

Đây là lần đầu tiên cảnh giường chiếu trần trụi được đưa vào một bộ phim điện ảnh. Trong cảnh quay này, máy quay chỉ tập trung đặc tả những cung bậc cảm xúc trên khuôn mặt Lamarr, nhưng như vậy cũng đã đủ để người xem hiểu được những gì mà đoạn phim muốn thể hiện.

3. Nhân vật đồng tính công khai đầu tiên

Các nhân vật đồng tính đã xuất hiện từ lâu trong những bộ phim Hollywood. Nhưng biểu hiện của giới tính thứ 3 hầu hết chỉ bộc lộ qua cách cư xử, điệu bộ, trang phục… mà chưa hoàn toàn được công khai chính thức trên màn ảnh lớn hoặc trong các bộ phim thuộc dòng phim chính thống.

Vào năm 1947, Kenneth Anger (lúc đó 20 tuổi), một trong những nhà làm phim thử nghiệm nổi bật nhất ở Mỹ đã bị truy tố về tội khiêu dâm sau khi ông thực hiện "Fireworks" - bộ phim nói về một thanh niên đồng tính.

Thế nhưng, Tòa án tối cao California cuối cùng đã tuyên bố trắng án, đưa ra phán quyết rằng bộ phim hoàn toàn mang tính nghệ thuật và không phải phim khiêu dâm.

Cảnh “nóng” và những “chuyện cấm kị” đầu tiên lên phim ảnh 3

Một cảnh trong 'Fireworks'

4. Nụ hôn đầu tiên giữa những người khác chủng tộc

Khoảng thập kỷ 30 của thế kỷ 20, các bộ phim do Hollywood sản xuất đều bị cấm miêu tả mối quan hệ thân mật giữa những người có chủng tộc khác nhau.

Tuy nhiên, đến khoảng thập kỷ 50, một vài nhà sản xuất đã công khai thách thức quy định nghiêm ngặt này và đưa vào bộ phim của mình những cảnh tiếp xúc gần gũi giữa người da trắng và người da màu.

Đi đầu phong trào chống phân biệt chủng tộc trong điện ảnh là bộ phim của Stanley Kubrick có tên ‘Killer’s Kiss’ ra đời năm 1950, với cảnh một người phụ nữ da trắng (Irene Kane) hôn một người đàn ông da màu (Frank Silvera).

Tuy nhiên, do màu da khá sáng nên hầu như không ai nhận ra rằng, nhân vật ấy là một người gốc Phi.

Và nụ hôn thực sự giữa những người khác biệt về chủng tộc đầu tiên trên màn ảnh Hollywood chính là nụ hôn giữa một người đàn ông Nhật Bản (James Shigeta) và cô gái người Mỹ (Victoria Shaw) trong bộ phim "The Crimson Kimono" ra đời năm 1959.

Cảnh “nóng” và những “chuyện cấm kị” đầu tiên lên phim ảnh 4

Poster bộ phim 'The Crimson Kimono' với nụ hôn giữa
một người đàn ông Nhật và một cô gái Mỹ

5. Cảnh xả bồn cầu đầu tiên

Dù có phân đoạn miêu tả cảnh tắm rửa, nhưng trong bộ phim ‘Psycho’ (ra đời năm 1960) của Alfred Hitchcock không hề xuất hiện một hình ảnh nude nào, thay vào đó là cảnh được coi là “nhạy cảm” không kém vào thời điểm đó – xả bồn cầu.

Cảnh “nóng” và những “chuyện cấm kị” đầu tiên lên phim ảnh 5

Đạo diễn Alfred Hitchcock và những cảnh trong 'Psycho'

Sau "Psycho", khán giả đã phải “đợi” tới 10 năm mới lại được xem cảnh một người đàn ông đang ngồi trên bồn cầu trong bộ phim ‘Catch-22’ của Mike Nichols.

6. Cảnh phụ nữ khỏa thân đầu tiên

Đó là cảnh xuất hiện trong bộ phim ‘Inspiration’ (ra đời năm 1915) nói về cuộc đời của một người đàn ông dành cả đời tìm kiếm một người phụ nữ lý tưởng để làm nàng thơ cho chính những tác phẩm nghệ thuật của mình.

Cảnh “nóng” và những “chuyện cấm kị” đầu tiên lên phim ảnh 6

Hình ảnh giới thiệu cho bộ phim 'Inspiration'

Đây được coi là cảnh phụ nữ khỏa thân đầu tiên không mang tính khiêu dâm xuất hiện trên màn ảnh.

7. Cảnh đàn ông khỏa thân đầu tiên

Những cảnh khỏa thân của nam giới thường ít xuất hiện trên màn ảnh hơn nữ giới.

Vào thập kỷ 60 của thế kỷ trước, nhà sản xuất của 2 bộ phim ‘This Sporting Life’ và ‘Seconds’ đã mạnh dạn đưa vào phim của mình cảnh người đàn ông không một mảnh vải che thân. Tuy nhiên, những cảnh này đã bị cắt trong quá trình kiểm duyệt.

Phải đến tận gần những năm 70, cảnh nam giới hoàn toàn khỏa thân đầu tiên mới xuất hiện công khai trên màn ảnh - một cảnh đấu vật trần truồng giữa Oliver Reed và Alan Bates trong bộ phim ‘Women in Love’ của Ken Russell.

Cảnh “nóng” và những “chuyện cấm kị” đầu tiên lên phim ảnh 7

 Cảnh đấu vật trần truồng giữa Oliver Reed và Alan Bates
trong bộ phim ‘Women in Love’ 

8. Cảnh bắn chết người đầu tiên

Bản quy định về sản xuất phim của Hollywood ra đời năm 1934 quy đinh: những cảnh bắn nhau phải được chia làm 2 lần quay, một lần quay cảnh người bắn nổ sung, và một lần quay cảnh nạn nhân ngã xuống.

Thế nhưng, bộ phim ‘A Fistful of Dollars’ ra đời năm 1964 đã phá vỡ quy định này khi thể hiện cảnh nhân vật do Clint Eastwood thủ vai nổ sung bắn thẳng vào một nhóm đối thủ và những tên này nhanh chóng ngã gục toàn bộ.

Cảnh “nóng” và những “chuyện cấm kị” đầu tiên lên phim ảnh 8

Clint Eastwood trong bộ phim ‘A Fistful of Dollars’ 

Ở cảnh quay này, máy quay được đặt sau lưng Clint Eastwood và thu trọn cảnh viên đạn phát ra cho đến khi chúng găm vào người nạn nhân.

9. Cảnh máu me sống động đầu tiên

Một vài cảnh tử vong chụp với vết thương đầy máu đã từng xuất hiện trên màn ảnh, ví dụ như bộ phim ‘Foreign Correspondent’ (ra đời năm 1940). Tuy nhiên, đó cũng mới chỉ là một bộ phim đen trắng.

Bộ phim ‘Bonnie and Clyde’ (sản xuất năm 1967) thay đổi tất cả khi thể hiện cảnh hai nhân vật chính Bonnie và Clyde bị đạn găm khắp người, quần áo rách bươm.

Cảnh “nóng” và những “chuyện cấm kị” đầu tiên lên phim ảnh 9

Hai nhân vật Bonnie và Clyde trong cảnh máu me

10. Cảnh chết người thực sự đầu tiên

Cảnh chết người đã từng xuất hiện khá nhiều trong các bộ phim tài liệu của điện ảnh thế giới.

Nhưng phải đến tận năm 1975, trong một bộ phim của Michelangelo Antonioni mang tên ‘The Passenger’, cảnh chết người thực sự đầu tiên mới xuất hiện trong phim nghệ thuật. Đó là cảnh một người đàn ông bị xử bắn.

Cảnh “nóng” và những “chuyện cấm kị” đầu tiên lên phim ảnh 10

Poster phim 'The Passenger'

Theo Theo BBC
MỚI - NÓNG