Căng thẳng do COVID-19 ảnh hưởng tới 'ngày đèn đỏ' của chị em

Căng thẳng và lo lắng có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.
Căng thẳng và lo lắng có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.
TPO - Đại dịch COVID-19 đã có tác động đến mọi khía cạnh trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Căng thẳng và lo lắng ảnh hưởng đến hầu hết tất cả mọi người.Không những thế, tác động lây lan của COVID-19 còn ảnh hưởng cả tới chu kỳ kinh nguyệt.  

Căng thẳng và lo lắng có thể gây ra những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt thông thường của bạn, khiến cho nó đến sớm, muộn hoặc hoàn toàn không xảy ra.

Một chuyên gia cho biết hình thức phổ biến nhất của chu kỳ kinh nguyệt bị gián đoạn là muộn hoặc mất kinh.

Thông tin với tờ Huffington Post, bác sĩ Kate Denniston tại Los Angeles cho biết, điều này xảy ra vì cơ thể đang thích nghi để bảo vệ chính nó. “Dựa trên mức độ cảm nhận căng thẳng được phát đi qua những tín hiệu của não, cơ thể chúng ta có thể quyết định rằng đó là thời điểm phù hợp để rụng trứng hoặc tạm ngừng trong một khoảng thời gian”.

Một bác sĩ phụ khoa cho biết, cộng đồng y tế vẫn chưa có đủ thông tin về cách COVID-19 ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, nhưng cảnh báo rằng sự căng thẳng và lo lắng mà cơ thể đang phải chịu đựng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bạn.

Cho đến nay tại Anh, hơn 32.000 người đã chết vì virus SARS- CoV-2 và nhiều người đang phải dồn toàn tâm lực để đối phó với điều này. Trong số hơn 223.000 trường hợp được xác nhận dương tính đều mang các triệu chứng có thể như: buồn nôn và tiêu chảy, tất cả đều có thể gây gián đoạn cho chu kỳ kinh nguyệt.

Tại Mỹ, số ca tử vong do SARS- CoV-2 là hơn 81.000 và số ca được xác nhận là hơn 1,38 triệu.

Sự rối loạn chu kỳ kinh nguyệt cũng được gây ra bởi một sự thay đổi trong chế độ ăn uống và thói quen. Trong đại dịch, nhiều người đã thay đổi thói quen vội vã thường ngày của họ để có cách sống phù hợp hơn, bao gồm các thói quen về ăn uống, tập thể dục thường ngày, kể cả tập luyện tại nhà. Tuy nhiên, các bác sĩ nhấn mạnh rằng sự thay đổi này chỉ mang đến những tác động ngắn hạn trong thời gian bạn chiến đấu với virus, và sau khi đã khỏi bệnh, những thói quen cũ, thời gian sinh hoạt như trước đây sẽ trở lại bình thường.

Kết quả của những sự thay đổi bất thường này, khiến nhiều phụ nữ có thể sẽ thấy kinh nguyệt xuất hiện nhiều hơn so với những chu kỳ bình thường hoặc bị lỡ.

Natasha Bhuyan, một bác sĩ gia đình ở Arizona cho biết, cô thậm chí còn phát hiện ra rằng sự thay đổi trong thói quen đã khiến một số người quên uống thuốc tránh thai. Điều này cũng có thể làm rối loạn chu kỳ hàng tháng, do vậy, nữ bác sỹ khuyến cáo mọi người nên đặt lời nhắc uống thuốc đều đặn.

Bên cạnh những ảnh hưởng do đại dịch gây ra, còn có những yếu tố khác gây ra sự rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, chẳng hạn như loại thuốc bạn đang sử dụng hoặc một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn như hội chứng buồng trứng đa nang.

Các bác sĩ cho biết, chu kỳ kinh nguyệt sẽ cần một thời gian khoảng vài tháng để trở lại như bình thường. Và nếu các triệu chứng vẫn tiếp diễn, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn về các phương pháp tốt nhất để điều chỉnh chu kỳ của bạn.

Bác sỹ Bindiya Gandhi cho biết: “Nếu bạn mất kinh hơn một chu kỳ mà vẫn không mang thai, bạn cần theo dõi chặt chẽ để xem những gì sẽ diễn ra tiếp theo”. Bindiya cũng nói thêm rằng, việc kiềm chế sự căng thẳng là điều rất quan trọng trong thời gian này để kiểm soát sự rối loạn tâm trí có thể xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Để ngăn chặn mức độ gia tăng căng thẳng, hãy tiếp cận những kênh tư vấn sức khỏe tâm thần miễn phí, những kênh thông tin sẵn có này rất dễ dàng truy cập và có thể giúp bạn thư giãn.

Còn nếu bạn gặp phải tình trạng rỉ máu hoặc chảy máu nhiều giữa các chu kỳ kinh và đồng thời bị đau vùng chậu thì nên tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ.

Theo The New York Post
MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.