Căng thẳng biên giới Trung - Ấn có thể bùng phát chiến tranh

Khu vực bang Sikkim của Ấn Độ, nơi giáp biên giới với Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg.
Khu vực bang Sikkim của Ấn Độ, nơi giáp biên giới với Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg.
TPO - Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ cảnh báo rằng đợt đối đầu quân sự đang diễn ra giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực biên giới tranh chấp thuộc dãy Himalaya là cuộc đối đầu tồi tệ nhất giữa hai nước trong 30 năm qua.

Đại sứ Luo Zhaohui nói trước báo chí tại New Delhi rằng người dân Trung Quốc cực kỳ giận dữ trước sự “chiếm đóng” của quân đội Ấn Độ trên lãnh thổ thuộc chủ quyền của họ, nhưng nói rằng vụ căng thẳng lần này nên được giải quyết bằng biện pháp ngoại giao.

Mỗi bên đang có khoảng 3.000 binh lính giáp mặt nhau trên vùng cao nguyên xa xôi nơi giáp nhau giữa Tây Tạng, bang Sikkim của Ấn Độ và Bhutan, báo chí Ấn Độ dẫn các nguồn tin từ quân đội cho biết.

Căng thẳng dọc 3.500km biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ lần đầu bùng phát kể từ khi hai nước nổ ra cuộc chiến tuy ngắn nhưng đẫm máu vào năm 1962.

Vùng Donglang vẫn là một điểm nóng, nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc nhưng New Delhi luôn theo dõi chặt chẽ vì khu vực này nằm gần dải lãnh thổ hẹp kết nối vùng đông bắc của Ấn Độ với khu vực còn lại của đất nước.

Tháng trước, Trung Quốc bắt đầu xây dựng một con đường trên khu vực mà Bhutan cũng đòi chủ quyền. Động thái của Trung Quốc được cho là hành động làm thay đổi hiện trạng. Dù Trung Quốc và Bhutan đã có nhiều thập kỷ đàm phán biên giới mà không xảy ra sự cố nghiêm trọng nào, nhưng vương quốc nhỏ bé trên dãy Himalaya lần này tìm kiếm sự giúp đỡ của nước đồng minh từ lâu là Ấn Độ. New Delhi đã cử quân lên vùng cao nguyên.

Căng thẳng biên giới Trung - Ấn có thể bùng phát chiến tranh ảnh 1 Một lính trung Quốc đứng gần lính Ấn Độ ở biên giới Nathu La nằm giữa hai nước. Ảnh chụp năm 2008. Ảnh: Getty Images.

Phát biểu với hãng tin PTI của Ấn Độ hôm 5/7, Đại sứ Luo nói rằng lần đối đầu này bùng phát sau khi quân đội Ấn Độ vượt sang khu vực.

“Trước đợt đối đầu, một lãnh đạo quân đội Ấn Độ nói rằng họ đã sẵn sàng cho ‘chiến tranh 2.5’, và sau đó, một lãnh đạo khác nói rằng ‘Ấn Độ ngày nay không phải Ấn Độ của năm 1962’. Họ muốn gửi thông điệp gì đến Trung Quốc vậy?” bản tin trên trang web của Đại sứ quán Trung Quốc đăng lời của ông Luo.

Tháng trước, Tổng Tư lệnh quân đội Ấn Độ, ông Bipin Rawat nói rằng nước này “đã sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh trên 2,5 mặt trận”, nhưng không nhắc tên Trung Quốc hay Pakistan, ngụ ý rằng New Delhi đủ sức giải quyết cả những thách thức từ trong và ngoài nước để bảo vệ chủ quyền của họ.

Trung Quốc trước đó thông báo quân đội nước này đang thử nghiệm loại xe tăng hạng nhẹ, được thiết kế cho địa hình toàn núi ở vùng Himalaya.

Loại xe tăng nặng 35 tấn được cho là có nhiều tính năng tiên tiến hơn loại xe tăng thế hệ 2 T-96A của Trung Quốc và xe tăng 90S của quân đội Ấn Độ.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 5/7 nói rằng Ấn Độ phải rút quân “càng sớm càng tốt” và đó là tiền đề để thể hiện sự “chân thành” muốn đối thoại nhằm giải quyết căng thẳng biên giới, Người phát ngôn Cảnh Sảng nói.

Bình luận này được đưa ra sau nhiều tuần giới chức hai bên khơi lại cuộc chiến biên giới năm 1962 khiến hàng ngàn người thiệt mạng.

Sau khi quan chức Trung Quốc nói rằng Ấn Độ nên rút ra “bài học lịch sử” từ thất bại đáng xấu hổ trong chiến tranh năm 1962, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Arun Jaitley đáp trả  rằng “Ấn Độ năm 2017 khác với Ấn Độ năm 1962”, ngụ ý nói về sức mạnh quân sự của Ấn Độ nay đã lớn hơn.

Bà Rajeswari Rajagopalan, một nhà phân tích quốc phòng công tác tại Quỹ nghiên cứu Nhà quan sát, một tổ chức tư vấn chính sách tại New Delhi, cho rằng vụ đối đầu lần này rất nguy hiểm, chưa từng có tiền lệ và có thể leo thang thành chiến tranh.

“Ở Delhi đang có nghi ngờ rằng đây là sự gây hấn có chủ đích của Trung Quốc. Vụ việc đang được coi là cách thử quyết tâm của Ấn Độ trong việc bảo vệ an ninh của Bhutan”, bà nói. “Cách Ấn Độ xử lý vụ việc này rất quan trọng vì có thể gửi thông điệp đến nhiều quốc gia nhỏ ở vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, bà Rajagopalan nói thêm.

Trong khi đó, báo chí nhà nước Trung Quốc cho rằng một số người trong quân đội Ấn Độ đang muốn đáp trả cuộc chiến năm 1962.

“Có lẽ thất bại của họ trong cuộc chiến đó quá mất mặt đối với một số người trong quân đội Ấn Độ và đó là lý do tại sao lần này họ nói hăng hái như vậy”, báo China Daily viết.

Theo Theo South China Morning Post
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.