> Ngư dân Philippines bán tàu, chăn lợn vì...Trung Quốc
> Tàu chiến Trung Quốc 'hộ tống câu trộm' ở Trường Sa
Theo ông Mưu, rất may là con tàu và người thuyền trưởng nói trên vững vàng, chứ nếu tàu đắm ngay giữa biển, không biết tính mạng của 15 ngư dân ta ra sao.
“Những người đi biển với nhau, có quy ước ngoài việc hỗ trợ, giúp đỡ, còn cứu nhau lúc hoạn nạn. Đằng này, họ lại chủ ý gây nguy hiểm cho ngư dân mình. Đây là hành động vô nhân đạo với ngư dân Việt Nam” - ông Mưu nói. Lãnh đạo Hội Nghề cá Việt Nam cho biết, thực tế, ở khu vực tàu cá Việt Nam bị đâm, rất hiếm tàu từ Malaysia, Philippine... mà chủ yếu là tàu Trung Quốc vào khai thác.
Theo ông Mưu, ngư dân đi khai thác vùng biển xa, cần có đoàn, hội, có trang bị cần thiết, như thông tin liên lạc, khi gặp sự cố, có thể kêu gọi tàu khác đến hỗ trợ, giúp đỡ.
“Các cơ quan chức năng của Việt Nam cần có phương án, trách nhiệm, bảo vệ tài sản, tính mạng của ngư dân khi đánh bắt ở ngư trường truyền thống, thuộc vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Từ đó, để ngư dân yên tâm, tin tưởng hơn trong quá trình khai thác nguồn lợi biển, bảo vệ, khẳng định chủ quyền của Việt Nam” - ông Mưu nói.
Hội Nghề cá Việt Nam cho rằng, ngoài động viên, cổ vũ, nhà nước cũng cần có chính sách cụ thể, hữu hiệu để hỗ trợ ngư dân trong quá trình khai thác, để như tàu cá QNg 90917 ở Bình Sơn (Quảng Ngãi) có thể sửa chữa, tiếp tục ra khơi bám biển. Còn để tự ngư dân xoay xở hàng trăm triệu sửa chữa, sẽ rất khó khăn và rất lâu mới tiếp tục ra biển.
Liên quan đến việc Trung Quốc cấm đánh cá có thời hạn ở biển Đông, ngày 23/5, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) có văn bản gửi các tỉnh, thành ven biển về vấn đề này. Theo đó, Tổng cục Thủy sản đề nghị các địa phương, hướng dẫn, thông tin cho ngư dân biết về chủ quyền của vùng biển Việt Nam để ngư dân khai thác thủy sản yên tâm sản xuất.
Cần cảnh báo ngư dân thận trọng theo dõi với các vùng biển nhạy cảm, phát hiện và cung cấp thông tin về việc tàu của Trung Quốc vi phạm vùng biển Việt Nam cho cơ quan chức năng có biện pháp giải quyết.