Cân nhắc khi né gas dùng điện

Cân nhắc khi né gas dùng điện
Giá gas tăng sốc lên đến gần nửa triệu đồng một bình 12kg đang là câu chuyện nóng “từ nhà ra ngõ”. Đặc biệt với các bà nội trợ, bài toán chi tiêu cho gia đình càng trở nên hóc búa hơn.

Cân nhắc khi né gas dùng điện

Giá gas tăng sốc lên đến gần nửa triệu đồng một bình 12kg đang là câu chuyện nóng “từ nhà ra ngõ”. Đặc biệt với các bà nội trợ, bài toán chi tiêu cho gia đình càng trở nên hóc búa hơn.

Dùng bếp từ (bên trái) để “chia lửa” với bếp gas là cách chọn của nhiều bà nội trợ hiện nay
Dùng bếp từ (bên trái) để “chia lửa” với bếp gas là cách chọn của nhiều bà nội trợ hiện nay. Ảnh: TR.H
 

Nhiều người nghĩ đến việc ưu tiên dùng điện trong nấu nướng với các thiết bị như bếp điện, bếp từ.

"Vào những thời điểm này, chính sự tham gia điều hành của các cơ quan nhà nước góp phần quan trọng hạn chế sự chuyển dịch ngược không mong muốn" - GS.TS LÊ CHÍ HIỆP

Nếu điều này trở thành xu hướng, liệu có gây áp lực cho ngành điện khi mùa khô đang cận kề? Chúng tôi có cuộc trò chuyện với GS.TS Lê Chí Hiệp - phó chủ nhiệm Chương trình khoa học và công nghệ năng lượng TP.HCM, chủ tịch Hội đồng Năng lượng (ĐHQG TP.HCM).

* Thưa ông, liệu có nên khuyến khích người dân chuyển sang ưu tiên dùng điện trong nấu nướng khi giá gas tăng đột biến như hiện nay?

- Khi gas xuất hiện trong đời sống, vì giá cả hợp lý và sự tiện lợi nên người dân chuyển sang dùng gas nấu nướng thay cho điện, than, củi... Ở góc độ sử dụng năng lượng, đây là xu hướng hợp lý, tiến bộ, đáng ủng hộ. Nếu bây giờ vì giá gas tăng sốc mà người dân quay lại dùng điện để nấu nướng thì rõ ràng đi ngược lại xu hướng tiến bộ ấy.

Với một đất nước mà nguồn cung cấp điện luôn phải ở thế rượt đuổi, luôn phải chạy theo cố đáp ứng nhu cầu sử dụng, việc xuất hiện tình huống để mọi người trở lại sử dụng điện nhằm đáp ứng nhu cầu nấu ăn là việc cần phải tránh và phải nghiêm túc ngăn chặn ngay từ khi còn trong trứng nước.

Thêm nữa, mùa khô đang đến gần kéo theo những áp lực trong việc cung cấp điện thì việc người dân hạn chế dùng gas, chuyển sang ưu tiên dùng điện coi chừng khó chồng khó.

* Nhưng “nước xa không cứu được lửa gần”. Với người dân, điều tiên quyết là tiết kiệm ngân sách gia đình trong thời kinh tế khó khăn?

- Dưới góc nhìn của người dân và các cơ sở kinh doanh ăn uống, chính sự tiện lợi và chi phí mới là các yếu tố quan trọng để quyết định lựa chọn nấu ăn bằng điện, gas hay các loại chất đốt khác. Những năm vừa qua, chính yếu tố chi phí đã thuyết phục nhiều gia đình chuyển sang nấu ăn bằng gas, thực tế đã hình thành thói quen và xu hướng sử dụng năng lượng hợp lý là dùng gas trong nấu ăn.

Nếu xét về lâu dài, chắc chắn xu hướng nấu ăn bằng gas là xu hướng vượt trội và mang tính bền vững. Tuy nhiên, trên con đường dài đó khó tránh khỏi xuất hiện lúc này lúc khác xu hướng quay lại nấu ăn bằng điện do chi phí rẻ hơn vì giá gas gia tăng. Trong tình hình nguồn cung cấp điện vẫn còn giới hạn như hiện nay, nhất là sắp bước vào mùa khô, việc chuyển dịch từ gas sang điện nhằm đáp ứng nhu cầu bếp núc là chuyện phải hết sức cân nhắc.

Vào những thời điểm này, chính sự tham gia điều hành của các cơ quan nhà nước góp phần quan trọng hạn chế sự chuyển dịch ngược không mong muốn. Đừng để sự chuyển dịch ngược đó xảy ra, một khi đã xảy ra rồi thì sự trở lại xu hướng tiến bộ đã hình thành bao nhiêu năm qua không dễ dàng chút nào.

Như vậy, để tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi thói quen tiêu dùng trong nấu ăn từ điện sang gas và các chất đốt khác, cần có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước và có sự điều chỉnh kịp thời khi giá gas tăng đột biến như hiện nay.

* Hiện nay, nhiều người dân đã chọn sử dụng bếp điện, bếp từ để phần nào hạn chế dùng gas trong nấu nướng. Thưa giáo sư, khi sử dụng bếp điện và bếp từ người dân nên lưu ý điều gì để tiết kiệm điện năng?

- Ở góc độ hộ gia đình, nếu giá gas vẫn tăng và còn khả năng tăng thêm nữa thì việc chuyển dịch sang dùng điện để nấu nướng là khó tránh khỏi. Trong tình hình đó, có lẽ nhiều gia đình sẽ chọn bếp từ, bếp điện. Đây đều là những thiết bị sử dụng điện.

Ưu điểm của bếp từ là hầu như người nấu không cảm thấy nóng và tổn thất nhiệt ra môi trường giảm xuống rất đáng kể, tuy nhiên cần phải trang bị các dụng cụ nấu thích hợp với bếp từ. Đặc biệt, khi sử dụng bếp từ cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm, quy trình sử dụng để luôn chọn được chế độ nấu thích hợp.

Cách xài bếp gas tiết kiệm

Để tiết kiệm gas khi sử dụng bếp gas, người dân cần chú ý một số vấn đề từ khâu chọn mua sản phẩm, lắp đặt cho đến sử dụng.

Nên chọn bếp có công suất phù hợp nhu cầu, bếp có các vùng nấu khác nhau và có thể điều chỉnh dễ dàng độ lớn lửa, có chế độ lửa hâm, có béc đốt và vòng chia lửa rời giúp dễ dàng làm vệ sinh, có kiềng phù hợp với nồi nấu, có van an toàn ngắt gas tự động sau khi tắt bếp. Nếu có thể hãy chọn bếp có chế độ hẹn giờ để kiểm soát thời gian đun nấu, tránh lãng phí, đảm bảo an toàn cháy nổ trong trường hợp người dùng quên theo dõi.

Khi lắp đặt bếp, phải đảm bảo các mối nối kín khít tránh rò rỉ gas.

Khi dùng bếp gas, bạn có thể tiết kiệm gas nếu lưu ý các vấn đề sau: đậy nắp nồi khi nấu, chỉnh nhỏ lửa khi đồ ăn bắt đầu sôi, tránh để luồng gió thổi vào khu vực bếp, dùng nước nóng sẵn có khi cần đun nấu (ví dụ nước nóng mặt trời), kiểm soát thời gian đun nấu vừa đủ, đặt chế độ lửa phù hợp kích thước nồi (nên dùng nồi có kích thước lớn hơn miệng bếp).

Nồi nấu là vấn đề cần quan tâm. Bạn nên dùng cỡ nồi phù hợp với lượng thức ăn (tránh thức ăn quá ít so với kích thước nồi), nên dùng nồi kim loại có đáy và thành nồi không quá dày (tránh dùng nồi gốm sứ, đất...), không để muội bám quá nhiều ở đáy và thành nồi.

PHẠM HUY PHONG - Phó giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM

 

Theo Tuổi Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.