> Thép và xi măng sẽ có giá điện riêng?
> Dự thảo quyết định về biểu giá bán lẻ điện
Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, thay vì bao cấp giá điện, Chính phủ sẽ có các chính sách thuế, cơ chế tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào dây chuyền, công nghệ tiết kiệm năng lượng. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có những cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân có thu nhập thấp, hay bao cấp một lượng điện nhất định cho người nghèo. Vì vậy, Chính phủ đã cân nhắc và có lộ trình điều chỉnh giá điện một cách hợp lý trên cơ sở căn cứ vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố liên quan đến chỉ số giá tiêu dùng.
Về dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, Người Phát ngôn Chính phủ nhắc lại các nguyên tắc xem xét các dự án thủy điện. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ xem xét, đánh giá, sẽ có báo cáo và dựa trên mọi mặt có tính thuyết phục, công khai, nếu đảm bảo làm được thì sẽ làm, không làm được thì sẽ không làm. Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định lại là việc này không có khúc mắc gì, theo đúng nguyên tắc Chính phủ đã chỉ đạo.
Trẻ tử vong sau tiêm chủng: Không để xảy ra vụ việc tương tự
Trả lời báo chí về việc trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vắc xin, Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam khẳng định đây là sự việc đáng tiếc. Chính phủ sẽ chỉ đạo rà soát việc tiêm chủng vắc-xin, điều tra, sớm công bố nguyên nhân trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm chủng.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho rằng việc xử lý trách nhiệm, đương nhiên phải làm, nhưng điều quan trọng hơn hết không phải là xử lý trách nhiệm người A, người B, quan trọng là giữ gìn sức khỏe cho người dân, đặc biệt là các cháu bé. Vì vậy phải làm sao để không xảy ra những vụ việc tương tự.
Chính phủ đã yêu cầu Bộ Y tế phải tiếp tục thực hiện các biện pháp mà Bộ Y tế đã chỉ đạo, như ngưng tiêm vắc xin và đánh giá lại. Bộ trưởng Đam cho biết.
Ngân sách quyết không vỡ thu chi
Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam cho biết nền kinh tế đang đi đúng hướng, tốc độ tốt lên nhưng vẫn còn tăng trưởng dưới mức tiềm năng, nói một cách khác là có dấu hiệu trì trệ. Chính vì vậy tái cơ cấu, để nền kinh tế VN phát triển bền vững hơn, mạnh mẽ hơn là quyết tâm của toàn Đảng và các thành viên Chính phủ.
“Không tái cơ cấu, không đổi mới mạnh mẽ thì không vượt lên được và tụt hậu chứ không còn là nguy cơ”, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói.
Về những khó khăn trong thu ngân sách, Bộ trưởng Đam khẳng định Chính phủ đã có kế hoạch thu ngân sách, và quyết tâm đảm bảo không để vỡ kế hoạch thu chi.
Về nguyên nhân việc thu ngân sách khó khăn Bộ trưởng Đam chỉ ra ba nguyên nhân, thứ nhất do tình hình sản xuất khó khăn, nên nguồn thu giảm; thứ hai trong quá trình hội nhập, lộ trình chung là giảm thuế; thứ ba vì doanh nghiệp khó khăn nên Chính phủ có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, như giãn thuế, giảm thuế.
Thu ngân sách vẫn còn khó khăn Ngày 30/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2013. Chính phủ đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm 2013, có chuyển biến tích cực, đúng hướng, đạt kết quả khá toàn diện, tạo cơ sở để tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra cho năm 2013. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 52,6% dự toán, tăng 6,3% so với cùng kỳ. Chính phủ nhìn nhận nền kinh tế vẫn còn nhiều lĩnh vực chuyển biến, tăng trưởng chậm, chưa vững chắc, nhất là công nghiệp, nông nghiệp. Lạm phát còn tiềm ẩn nguy cơ tăng. Sản xuất, kinh doanh còn khó khăn, phục hồi chậm, nợ xấu tuy giảm nhưng còn cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn. Tiêu thụ nông sản như lúa gạo, thủy sản gặp nhiều khó khăn do giá giảm, sức mua giảm, chính sách bảo hộ thương mại của một số thị trường lớn. Đặc biệt thu ngân sách vẫn còn khó khăn, mức hụt thu còn cao, cân đối ngân sách chưa vững chắc. Tai nạn giao thông tăng và còn diễn biến phức tạp. Tình trạng cháy nổ xảy ra nhiều với gần 1.500 vụ. Đời sống của hộ nghèo, đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn. |