Cần hàng nghìn tỷ đồng khắc phục sạt lở, nước biển dâng ở ĐBSCL

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau kiến nghị các bộ, ngành T.Ư hỗ trợ tỉnh khoảng 197 tỷ đồng để khắc phục sạt lở, sụt lún đất; hỗ trợ 1.300 tỷ đồng khắc phục sạt lở bờ biển Đông; hỗ trợ 684 tỷ đồng khắc phục bờ sông đang sạt lở đặc biệt nguy hiểm.

Sớm đầu tư sửa chữa Âu thuyền Tắc thủ

Ngày 1/7, tại Cà Mau, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần thứ tư.

ĐBSCL có nhiều tiềm năng phát triển ở các ngành, lĩnh vực để trở thành một trong những vùng kinh tế quan trọng của cả nước. Tuy nhiên, hiện nay vùng ĐBSCL phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và phải tập trung ứng phó với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng báo cáo điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng ĐBSCL. Đây là điều kiện, là cơ hội để các tỉnh, thành phố trong vùng tháo gỡ những “nút thắt”, “điểm nghẽn”, khắc phục khó khăn, trong đó có việc giải quyết vấn đề ngăn mặn, trữ ngọt, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của vùng, rút ngắn khoảng cách phát triển so với cả nước.

Cần hàng nghìn tỷ đồng khắc phục sạt lở, nước biển dâng ở ĐBSCL ảnh 1

sạt lở ở khu vực bờ biển (ảnh minh họa: Ngọc Văn).

Tại hội nghị, ông Lâm Minh Thành - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang - nêu một số khó khăn thách thức về hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang diễn ra càng nhiều, mức độ sạt lở nghiêm trọng.

Theo ông Thành, tỉnh có khoảng 122/200 km bờ biển bị sạt lở, trong đó đã đầu tư 82/122 km, còn 39 km chưa được đầu tư khép kín toàn tuyến, làm ảnh hưởng nghiêm trọng hàng chục nghìn ha sản xuất trong rừng phòng hộ ven biển và an toàn khu dân cư ven biển.

Từ đó, tỉnh Kiên Giang kiến nghị Chính phủ tiếp tục hỗ trợ kinh phí xây dựng đoạn kè sạt lở với vốn đầu tư khoảng hơn 500 tỷ đồng; sớm đầu tư sửa chữa Âu thuyền Tắc thủ để kiểm soát nước mặn biển Đông.

Cũng tại hội nghị, ông Huỳnh Quốc Việt - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - cho rằng, vùng bán đảo Cà Mau chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng; sạt lở bờ sông, bờ biển của vùng xảy ra ngày càng nhanh hơn và gặp khó khăn về nguồn nước ngọt.

Ngoài các vấn đề trên, bán đảo Cà Mau còn phải đối mặt với vấn đề khan hiếm nguồn cung vật liệu xây dựng phục vụ các dự án trọng điểm, đặc biệt là dự án mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Cà Mau.

Từ những khó khăn, vướng mắc nêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau kiến nghị các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ tỉnh khoảng 197 tỷ đồng để khắc phục sạt lở, sụt lún đất; hỗ trợ 1.300 tỷ đồng khắc phục sạt lở bờ biển Đông; hỗ trợ 684 tỷ đồng khắc phục bờ sông đang sạt lở đặc biệt nguy hiểm.

Về giải pháp nước ngọt cho khu vực bán đảo Cà Mau, tỉnh Cà Mau cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) chỉ đạo sớm xây dựng hoàn thiện hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé đấu nối với dự án Quản lộ - Phụng Hiệp, trong đó có các hạng mục sửa chữa Âu thuyền Tắc Thủ và các cống trên QL1 nhằm làm chậm quá trình xâm nhập mặn, bổ sung nguồn nước ngọt về Cà Mau.

Mở ra các cơ hội phát triển mới

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ, để phát triển vùng ĐBSCL trong thời gian tới, các bộ, địa phương cần đề ra các giải pháp phù hợp với từng thời điểm để đón nhận thời cơ mới, vận hội mới nhằm phấn đấu đạt kết quả cao nhất về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển các ngành, lĩnh vực nói riêng.

Cần hàng nghìn tỷ đồng khắc phục sạt lở, nước biển dâng ở ĐBSCL ảnh 2

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái.

“Từng bước cụ thể hóa tư duy mới, tầm nhìn mới tại chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2021-2030 và các định hướng, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước. Từ đó mở ra các cơ hội phát triển mới và định hình các giá trị cho toàn vùng, phát huy được tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh sẵn có của các lĩnh vực, khu vực, địa phương và tháo gỡ, hóa giải những hạn chế, yếu kém, mâu thuẫn, thách thức, khó khăn”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Về các giải pháp trong thời gian tới đối với vùng ĐBSCL, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tập trung cơ cấu ngành hàng kinh tế theo hướng hiện đại ưu tiên các ngành lĩnh vực thế mạnh, phải quản trị từ khâu vào tới khâu ra theo hướng sinh thái bền vững, gắn với sản phẩm trọng tâm của vùng, nhất là các mặt hàng, thủy sản, trái cây, lúa gạo.

Phát triển công nghiệp xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, nhất là dự án điện gió, điện mặt trời gắn với bảo rừng, bảo vệ bờ biển; phát tiển kinh tế biển, trong đó chú trọng phát triển du lịch biển, năng lượng tái tạo. Ưu tiên đầu tư đẩy nhanh các dự án động lực, công trình trọng điểm có tính lan tỏa lớn, tính liên kết vùng, liên tỉnh để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Về các dự án có vướng mắc về giải phóng mặt bằng và vật liệu cát đắp, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, các địa phương có dự án đi qua tiếp tục tháo gỡ vướng mắc để đảm bảo cho kịp tiến độ đề ra.

MỚI - NÓNG
Anh Trần Ngọc Nam tái cử làm Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Hà Nam Khoá VI
Anh Trần Ngọc Nam tái cử làm Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Hà Nam Khoá VI
TPO - Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Hà Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã hiệp thương chọn cử 33 anh chị tham gia Uỷ ban Hội LHTN Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029. Anh Trần Ngọc Nam - Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Hà Nam khoá V, tiếp tục được tín nhiệm làm Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Hà Nam khóa VI.
Cử tri đề nghị giám sát đóng BHXH cho người lao động
Cử tri đề nghị giám sát đóng BHXH cho người lao động
TPO - Theo cử tri TPHCM, thời gian qua có nhiều người lao động khi đến tuổi nghỉ hưu không được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội vì doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng và tuyên bố phá sản. Điều này gây ra sự hoang mang cho người lao động, làm ảnh hưởng xấu đến xã hội.