Cận cảnh Thương xá Tax 130 năm tuổi ở Sài Gòn

Được xây dựng từ năm 1880, Thương xá Tax đã trở thành địa điểm tham quan mua sắm quen thuộc của người dân Sài Gòn trong suốt hơn 130 năm qua.
Cận cảnh Thương xá Tax 130 năm tuổi ở Sài Gòn ảnh 1

Thương xá Tax có một lịch sử lâu đời và được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ 19, là một phần của Sài Gòn xưa. Ban đầu, nơi này mang tên Les Grands Magazins Charner (GMC) được xây dựng theo kiến trúc Pháp với những nét chấm phá mang đậm đường nét văn hóa Á Đông.

Cận cảnh Thương xá Tax 130 năm tuổi ở Sài Gòn ảnh 2

Công trình tọa lạc tại vị trí đẹp nhất của Sài Gòn, ngay trung tâm quận 1.

Cận cảnh Thương xá Tax 130 năm tuổi ở Sài Gòn ảnh 3

GMC kinh doanh các mặt hàng sang trọng được nhập khẩu chủ yếu từ Anh, Pháp và các nước phương tây nhằm phục vụ cho giới thượng lưu Sài thành và các đại điền chủ Lục tỉnh Nam kỳ vào thời kỳ đó.

Cận cảnh Thương xá Tax 130 năm tuổi ở Sài Gòn ảnh 4

Cùng với những công trình kiến trúc thời Pháp thuộc khác như Chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố, Nhà hát lớn thành phố, Dinh toàn quyền (nay là Hội trường Thống Nhất), Dinh Xã Tây (này là UBND TP HCM), Thương xá Tax góp phần tạo nên một "Hòn ngọc Viễn Đông" tao nhã và sôi động bậc nhất châu Á thời bấy giờ.

Cận cảnh Thương xá Tax 130 năm tuổi ở Sài Gòn ảnh 5

Về sau, để tận dụng tối đa công năng và hiệu quả sử dụng tòa nhà, người chủ GMC đã quyết định đập bỏ tháp đồng hồ và xây thêm một tầng nữa. Chữ GMC được đặt trên nóc tòa nhà, quan khách có thể nhìn thấy từ rất xa.

Cận cảnh Thương xá Tax 130 năm tuổi ở Sài Gòn ảnh 6

Đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, tòa nhà GMC được Hội Mậu dịch đổi tên thành Thương xá Tax, mặt bằng được chia nhỏ và cho các tiểu thương thuê buôn bán. 

Cận cảnh Thương xá Tax 130 năm tuổi ở Sài Gòn ảnh 7

Vào thời kỳ này, việc mua bán vẫn rất nhộn nhịp...

Cận cảnh Thương xá Tax 130 năm tuổi ở Sài Gòn ảnh 8

... đồng thời các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới bắt đầu được du nhập nhiều hơn vào Việt Nam.

Cận cảnh Thương xá Tax 130 năm tuổi ở Sài Gòn ảnh 9

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử cùng biến động của thành phố, tòa nhà vẫn tiếp tục tồn tại bền vững.

Cận cảnh Thương xá Tax 130 năm tuổi ở Sài Gòn ảnh 10

Sau ngày giải phóng, Thương xá Tax được giao lại cho UBND thành phố, Tòa nhà không còn là địa điểm kinh doanh sầm uất; mặt bằng thỉnh thoảng được tận dụng làm không gian trưng bày các mặt hàng, máy móc công nghiệp do các đơn vị quốc doanh của thành phố sản xuất. Đến năm 1981, UBNDTP quyết định thành lập Cửa hàng Bách hóa Tổng hợp Thành phố trực thuộc Sở Thương Nghiệp để nâng tầm hoạt động, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Đây cũng là một trong những cửa hàng lớn nhất Việt Nam thời bấy giờ.

Cận cảnh Thương xá Tax 130 năm tuổi ở Sài Gòn ảnh 11

Ngày 19/1/1998, dòng chữ Thương xá Tax chính thức được đặt trên nóc tòa nhà, đánh đấu sự trở lại của một thương hiệu đã tồn tại và ăn sâu vào nếp nghĩ của người Sài Gòn xưa.

Cận cảnh Thương xá Tax 130 năm tuổi ở Sài Gòn ảnh 12

Ngày 26/4/2003, một Trung tâm Thương mại hiện đại Thương xá Tax được khánh thành trên cơ sở đại tu toàn bộ tòa nhà và trở thành điểm tham quan quen thuộc của người dân Sài Gòn và du khách quốc tế.

Cận cảnh Thương xá Tax 130 năm tuổi ở Sài Gòn ảnh 13

Tòa nhà với câu chuyện hơn “100 năm lịch sử” đã là một trung tâm thương mại sầm uất, lâu đời nhất tại Việt Nam. Dự kiến vào cuối năm nay địa điểm này sẽ được xây dựng thành trung tâm Thương mại Dịch vụ Văn phòng Khách sạn tại Thương xá Tax. Theo thiết kế, Thương xá Tax sẽ được mở rộng và phát triển thành Tax Plaza, một khu phức hợp 40 tầng gồm có trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, triển lãm quốc tế, phòng hội nghị, hầm đậu xe.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm
TP - “Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn. Dự kiến tháng 7/2026, nơi in dấu chân chị Trâm sẽ kết nối hệ thống cao tốc Bắc-Nam.