NASA vừa công bố những hình ảnh mà tàu vũ trụ Mars Reconnaissance Orbiter của họ đã chụp được hơn một thập kỷ trước khi tiếp cận gần khu vực Bắc Cực của Sao Hỏa, cho thấy cảnh quan tuyệt đẹp của khu vực băng giá nhất hành tinh đỏ sau một trận tuyết lở.
Hình ảnh đã mất khá nhiều thời gian để đi về đến trái đất cũng như được phân tích, tái hiện bằng công cụ Mars Reconnaissance Orbiter HiRISE để chúng ta có thể nhìn thấy rõ cảnh quan như dưới ánh sáng mặt trời.
Hình ảnh trắng đen trước đó cho thấy một bề mặt Bắc Cực mượt mà hơn. Trong hình ảnh mới, trận tuyết lở đã hé lộ những lớp trầm tích lẫn băng giá hết sức đặc biệt. Theo các nghiên cứu, Sao Hỏa hiện đang ở giữa một kỷ băng hà.
Kết hợp với các bằng chứng mà Mars Curiosity rover thu thập được qua khảo sát địa chất năm 2013, các nhà khoa học tin rằng băng tuyết Bắc Cực nơi đây đích thị là một nguồn nước. Ngay cả các vật liệu mịn ở những vùng tưởng chừng như khô cằn cũng chứa 2% nước trong tổng trọng lượng. Nước trên Sao Hỏa được đánh giá là có thể uống được.
Các nghiên cứu cho thấy nước trên Sao Hỏa từng lỏng hơn cả Bắc Băng Dương. Tuy nhiên, trong vòng 3,7 tỉ năm trở lại đây, Sao Hỏa đã đánh mất tới 87% lượng nước của nó. Đó là lý do giữa kỷ băng hà, chúng ta vẫn chỉ có thể nhìn thấy một lượng băng giá khá ít ỏi ở địa cực.
Rất tiếc việc khảo sát địa chất trên hành tinh này bởi Mars Curiosity rover hiện đã mất liên lạc với trái đất khi trận bão bụi bủa vây hành tinh từ hồi tháng 5 đã ngăn ánh sáng mặt trời – thứ mà robot này sử dụng làm năng lượng. Trước khi mất tích, robot thăm dò này đã kịp tìm ra bằng chứng cho thấy Sao Hỏa có thể từng tồn tại sự sống 3 tỉ năm về trước.