Hầm Hải Vân 2 được nâng cấp, mở rộng ống hầm cứu hộ của hầm Hải Vân 1 trước đây để trở thành dự án tổng thể gồm 2 ống hầm, mỗi ống hầm có 2 làn xe chạy. Trong ảnh: Hình ảnh của hầm Hải Vân 2 đầu phía Nam chụp từ trong ra.
Lòng hầm Hải Vân 2 đang thi công
Hầm được mở rộng bằng cách khoan các mũi vào đá sau đó nhồi thuốc nổ vào mũi khoan để nổ mìn. Khoảng trống hình bán nguyệt phía trước mũi khoan là đường cứu hộ cũ.
Hình ảnh máy khoan để nổ mìn làm hầm Hải Vân 2
Dự án được thi công bằng nhiều máy khoan. Mỗi máy khoan có giá trị từ 10 - 50 tỷ đồng
Đây là các thanh sắt dài tối đa 12 m. Các thanh sắt này sẽ được gim vào đá để thành neo chịu lực cho thành hầm. Mỗi neo này có thể chịu được lực kéo 18 tấn.
Trong hình là một đoạn hầm đã xong phần chịu lực. Bao gồm các thanh neo được khoan vào đá, liên kết với nhau bằng bê tông. Các đường gân nổi lên là các thanh xà bằng kim loại chống đỡ, chịu thực cho hầm.
Một đoạn đường hầm đã gần hoàn thành. Phía ngoài phần chịu lực là các tấm lưới kỹ thuật chống thấm nước. Phía ngoài cùng là phần bê tông vỏ hầm. Các vết nứt vỏ Hầm Hải Vân 1 nằm ở phần này. Theo PGS.TS Hoàng Hà - Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ Bộ GTVT, phần này không có tác dụng chịu lực nên các vết nứt không ảnh hưởng đến tuổi thọ của hầm. Ngoài ra, do hầm có kết cấu vòm, nên dù xuất hiện vết nứt vẫn không thể xảy ra hiện tượng rơi vỡ. "Như kết cấu cổng vòm, mái vòm xếp hoặc xây bằng gạch đá, dù rời rạc nhưng vẫn đảm bảo vững chắc" - ông Hà nói.