Căn bệnh ung thư khiến Thượng Nghĩ sĩ Mỹ khốn đốn

Thượng Nghị sĩ Mỹ John McCain phải cắt bỏ da trên gương mặt.
Thượng Nghị sĩ Mỹ John McCain phải cắt bỏ da trên gương mặt.
TPO - Cựu ứng viên tổng thống - Thượng Nghị sĩ Mỹ John McCain vừa loại bỏ 1 điểm da trên khuôn mặt của mình, ông bị ung thư da.

Cựu ứng viên Tổng thống - Thượng Nghị sĩ Mỹ John McCain vừa loại bỏ 1 điểm da trên khuôn mặt của mình, nhân cơ hội này ông đã gửi đến người dân Mỹ một thông điệp. McCain đã diễn thuyết về kem chống nắng và khuyên mọi người hãy cùng sử dụng.

Tuy nhiên để ngăn ngừa các khối u ác tính, các dạng ung thư da nguy hiểm, đòi hỏi chúng ta cần biết nhiều hơn cách chỉ thoa kem chống nắng có hiệu quả với độ SPF cao. Đây là tất cả những gì chúng ta cần biết :

1. U ác tính sẽ gây chết người

Hơn 1 triệu trường hợp ung thư da được chẩn đoán mỗi năm, theo Viện Da liễu Hoa Kỳ, và ung thư da không phải là một bệnh dịch. Trong đó khoảng 100.000 trường hợp là khối u ác tính, giết chết khoảng 8.000 người dân Hoa Kỳ mỗi năm. Và con số này ngày càng tăng lên, đặc biệt khó khăn hơn đó là tỷ lệ mắc u ác tính đối với trẻ em (18 tuổi trở xuống) đã tăng 84% từ 1975 đến 2005, theo Viện Ung thư Quốc gia

2. U ác tính phần lớn là có thể phòng ngừa được

Tắm nắng là một phần của nền văn hóa Mỹ và nó cũng có thể là nguyên nhân gây ra cái chết của chúng ta. Ánh sáng mặt trời gây ra 90% tất cả các bệnh ung thư da. Hạn chế tiếp xúc ánh sáng mặt trời vào giữa trưa hoặc che chắn là cách chắc chắn nhất để tránh bị nhiễm bệnh.

Vậy còn vitamin D thì sao? Mặt trời thực sự có thể cung cấp vitamin D cho cơ thể của bạn, nhưng bạn cũng có thể dễ dàng có được chất dinh dưỡng quan trọng này từ sữa, nước cam, cá hồi, cá ngừ, trứng và pho mát Thụy Sĩ. Và đối với trẻ em có da sạm màu do ánh nắng cũng sẽ có nguy cơ bị ung thư da lớn hơn khi đến tuổi trưởng thành.

3. Kem chống nắng không có tác dụng chữa bệnh

Mặt trời mang theo hai loại tia có hại: UVA và UVB. Cả hai đều gây ung thư da, nhưng hầu hết các loại kem chống nắng chỉ bảo vệ chống lại tia UVB. Tệ hơn nữa, các nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng trong cả ngày, kem chống nắng thấm thấu sâu vào da, thực tế sẽ cho phép ánh mặt trời gây tổn hại đến da nhiều hơn nếu bạn quên không sử dụng nữa.

Các chuyên gia y tế hiện khuyên bạn bôi lại kem chống nắng mỗi hai giờ, bất kể những gì được gì trên nhãn mác. Và  tồi tệ hơn là, theo một nghiên cứu mới được công bố vào tháng trước, nhiều loại kem chống nắng tiêu biểu thì thực tế không có hiệu quả và thậm chí chứa hóa chất độc hại thẩm thấu vào da và thoát ra qua đường nước tiểu. Giữa tất cả các nghiên cứu xung đột, các chuyên gia y tế vẫn khuyên nên sử dụng kem chống nắng ít nhất là với SPF 30, sử dụng 30 phút trước khi đi ra ngoài, và dùng lại sau mỗi 2 giờ đồng hồ.

4. Đàn ông cháy nắng nhiều hơn

Đàn ông bị cháy nắng nhiều hơn phụ nữ, do tỷ lệ làm việc trực tiếp ngoài trời nắng cao hơn và họ ít khi mặc quần áo chống nắng cũng như quần áo bảo hộ, theo các nghiên cứu đã được thực hiện. Đàn ông trên 40 tuổi có tỉ lệ tiếp xúc cao nhất với các tia có hại của mặt trời – bức xạ cực tím, theo Quỹ ung thư da.

Mặc dù tỷ lệ nam và nữ tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời có hại là như nhau, tuy nhiên “Đàn ông có nhiều khả năng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời do tính chất nghề nghiệp hơn phụ nữ", Alan Geller thuộc Trường Y khoa Đại học Boston cho biết. Không có gì là ngạc nhiên với kết quả khoảng 60% người được chẩn đoán bị u ác tính, dạng ung thư da nguy hiểm nhất là những người da trắng trên 50 tuổi.

5. Rám nắng không có nghĩa là khỏe mạnh

Tia cực tím đốt cháy các lớp bên trong của da, khiến cơ thể sản sinh thêm sắc tố melanin để làm tối màu các lớp ngoài như một biện pháp bảo vệ. Tuy nhiên, các vết rám nắng dẫn đến nếp nhăn trên da và chúng không bảo vệ chống lại ung thư da. Da tối màu tự nhiên sẽ có một số cơ chế bảo vệ, do đó khối u ác tính ít phổ biến ở người Mỹ gốc Phi, Latinos, và châu Á, nhưng nó lại có thể là “đòn chí mạng” cho họ bởi vì ung thư da sẽ có nhiều khả năng phát triển mà không bị phát hiện.

Dường như không có nơi trú ẩn an toàn nào cho da: "Bức xạ tia cực tím từ mặt trời, giường tắm nắng, hoặc từ đèn mặt trời cũng có thể gây ung thư da", theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Ánh mặt trời mang theo tác nhân gây tổn hại cho da và rám nắng cũng có thể là biểu hiện của ung thư da.

Theo Theo Livescience
MỚI - NÓNG