Cải thiện khả năng học hỏi ở trẻ

Cải thiện khả năng học hỏi ở trẻ
TPO - Theo các chuyên gia, từ khi còn trong bụng mẹ cho đến hết ba năm đầu đời là khoảng thời gian bộ não của trẻ hình thành và phát triển đến mức 80%. Đây cũng là thời gian não phát triển mạnh nhất.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.
 

Các công trình nghiên cứu cho thấy, phần não trước có vai trò rất quan trọng. Não trước là trung tâm của sự thông minh và việc học hỏi ở mức độ cao. Có nhiệm vụ tập hợp quá trình suy nghĩ, lên kế hoạch và hoạt động của cơ thể; là nền tảng của tiềm năng phát triển nhiều lĩnh vực quan trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai của trẻ.

Quá trình nghiên cứu cũng cho thấy, DHA có ảnh hưởng đến sự phát triển của phần não trước và sự phát triển của bộ não. Phần não trước của trẻ sơ sinh cần phải tích lũy lượng DHA cao ngay từ khi mới sinh.

Các nhà khoa học cũng khẳng định, khi được bổ sung DHA sớm với hàm lượng đúng 17mg/100kcal và ARA 34mg/100 kcal, trẻ chín tháng tuổi sẽ tập trung, ghi nhớ và giải quyết vấn đề tốt hơn trẻ không được bổ sung hoặc bổ sung không đủ DHA.

Tại buổi tọa đàm "Giải pháp cải thiện khả năng học hỏi ở trẻ", bà Trần Thị Thắm - Vụ phó Vụ Giáo dục Tiểu học - Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho rằng, việc bắt ép con trẻ học quá sức đang trở thành xu hướng chung của các bậc phụ huynh hiện nay.

Điều này, hoàn toàn phản khoa học, làm ảnh hưởng đến tâm lý, cũng như kết quả học tập của trẻ.

Ngày nay, các bậc phụ huynh thường nghe nói đến hiện tượng: Thiếu sự tập trung lâu dài ở trẻ và cảm thấy lo lắng, sợ con mình sẽ mắc phải triệu chứng này.

Tuy nhiên, thiếu sự tập trung lâu dài là triệu chứng có thể bị mắc phải do sự xuất hiện bất thường của các chất hóa học trong não bộ, nhưng triệu chứng đó có thể tự kết thúc.

Phần lớn bệnh xuất hiện do nguyên nhân xuất phát từ phương pháp nuôi dưỡng con trẻ không phù hợp từ khi trẻ còn nhỏ.

Triệu chứng của bệnh như sau: Trẻ làm việc gì chưa lâu đã ngưng, không thể chú ý đến việc hay đồ vật trước mặt trong thời gian lâu, thường xuyên lơ đãng, nếu còn nhỏ, trẻ chơi đồ chơi này chưa lâu lại tiếp tục thay món đồ chơi khác, thường nghịch ngợm, không thể ngồi yên một lát, làm gì cũng tương đối vội vã, mạnh tay, không chịu được sự chờ đợi hay không chịu được khi phải tuân theo nội quy kỷ luật.

Theo Tiến sĩ Lê Văn Hảo, trẻ em thỉnh thoảng vẫn có những hành vi giống như mắc triệu chứng thiếu sự tập trung lâu dài, nhưng không phải bệnh lý. Nếu cha mẹ thấy trẻ có những hiện tượng như vậy ít nhất là trong khoảng sáu tháng thì cần phải đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Nếu thấy những hiện tượng trên chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện ở trẻ thì có thể giúp trẻ tránh.

Cách phòng tránh là quản lý, chăm sóc và tạo điều kiện môi trường tác động giúp con có sự quan tâm, chú ý với những sự việc trước mắt mình.

“Ba việc quan trọng trong quy trình học hỏi, học tập của trẻ là tập trung, ghi nhớ và khả năng giải quyết vấn đề” - Tiến sĩ Hảo nhấn mạnh.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm - Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, một đứa trẻ khi nhận được đầy đủ DHA (đối với trẻ sơ sinh 0 - 12 tháng, hàm lượng DHA là 17mg/100kcal và ARA là 34mg/100kcal; đối với trẻ nhỏ 1 - 6 tuổi, từ 75mg/ngày tuỳ theo lứa tuổi và cân nặng), trí não của bé sẽ sẵn sàng cho việc kích thích các tế bào thần kinh liên kết với nhau tạo thành một hệ thống khá hoàn chỉnh.

Đây là nền tảng quan trọng để phát triển trí thông minh, trí nhớ và cách suy nghĩ phân tích, giúp xử lý tình huống có hiệu quả.

Sau ba năm đầu đời, bộ não của trẻ vẫn phát triển nhưng bắt đầu chậm lại và gần như là dừng lại vào khoảng sáu tuổi (khi đó, não bé đạt 100% trọng lượng não người trưởng thành). Vì thế, bố mẹ không nên bỏ lỡ cơ hội vàng (0-3 tuổi) giúp phát triển tối đa tiềm năng của trẻ.

Bộ não của trẻ từ 1-6 tuổi, trưởng thành rất nhanh nên trẻ cần phải ăn các thực phẩm có đầy đủ cả 5 nhóm chất dinh dưỡng, nhằm cung ứng cho sự trưởng thành của các tế bào não và phần não trước.

Tuy nhiên, ở độ tuổi này, trẻ vẫn cần dùng đến các thực phẩm bổ sung nhằm bổ sung chất dinh dưỡng, đủ lượng DHA giúp bộ não hoạt động tốt, sẵn sàng đón nhận việc học hỏi.

Nam Hoàng ghi

Theo Viết
MỚI - NÓNG