Cách phòng tránh đột quỵ ngày rét đậm mọi người nên biết

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Để phòng ngừa đột quỵ trong thời tiết lạnh, cần chú ý giữ ấm cơ thể, ngủ trong phòng kín; tránh để nhiễm lạnh đột ngột khi ra khỏi chăn ấm, đi ra ngoài; lưu ý thời điểm “đen” khiến cơn đột quỵ dễ xảy ra như rạng sáng, nửa đêm...

Thời tiết miền Bắc đang có những đợt rét sâu, rét đậm, do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Trong số những bệnh mãn tính, vào mùa lạnh, đột quỵ à một nguy cơ cần đề phòng nhất.

Theo cơ chế sinh học, dưới ảnh hưởng của thời tiết lạnh giá, mạch máu giảm tính đàn hồi, lòng mạch bị thu hẹp khiến lưu lượng máu đến não giảm 1/5 so với bình thường. Mặt khác, các mạch máu dễ co lại làm tăng huyết áp, tăng áp lực trong lòng mạch. Với người đã có biến chứng xơ vữa động mạch hay huyết khối, mạch máu dễ bị tắc, thậm chí có thể vỡ mạch máu dẫn đến xuất huyết não, đột quỵ với nguy cơ tử vong và các biến chứng vô cùng nặng nề. Nếu không được chẩn đoán và cứu chữa đúng cách, kịp thời, sinh mạng người bệnh có thể bị ảnh hưởng.

Đối tượng nào có nguy cơ cao nhất? Đó là người cao tuổi, do lưu lượng máu qua não giảm rất thấp, chức năng cơ thể suy yếu nên khó thích nghi với sự thay đổi của thời tiết. Không chỉ người già mà những ai có tiền sử cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, béo phì, lạm dụng rượu bia, thuốc lá... cũng rất dễ bị đột quỵ.

Để phòng ngừa đột quỵ trong thời tiết lạnh, các chuyên gia y tế khuyến cáo, cần chú ý giữ ấm cơ thể, ngủ trong phòng kín; tránh để nhiễm lạnh đột ngột khi ra khỏi chăn ấm, đi ra ngoài; nên lưu ý những thời điểm “đen” khiến cơn đột quỵ dễ xảy ra như rạng sáng, nửa đêm. Đặc biệt cần lưu ý người cao tuổi hay có thói quen dậy sớm 5 - 6 giờ sáng đi ra ngoài tập thể dục điều đó là rất nguy hiểm.

Cách phòng tránh đột quỵ ngày rét đậm mọi người nên biết ảnh 1

Để phòng ngừa đột quỵ trong thời tiết lạnh, các chuyên gia y tế khuyến cáo, cần chú ý giữ ấm cơ thể, ngủ trong phòng kín; tránh để nhiễm lạnh đột ngột khi ra khỏi chăn ấm, đi ra ngoài; nên lưu ý những thời điểm “đen” khiến cơn đột quỵ dễ xảy ra như rạng sáng, nửa đêm. Đặc biệt cần lưu ý người cao tuổi hay có thói quen dậy sớm 5 - 6 giờ sáng đi ra ngoài tập thể dục điều đó là rất nguy hiểm. Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, người mắc bệnh mãn tính cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ như huyết áp, mỡ máu, đường huyết, stress, giữ cân nặng hợp lý, tập thể dục thể thao thường xuyên. Đặc biệt, tránh lạm dụng rượu bia bởi nếu uống nhiều trong thời tiết giá lạnh khiến chất cồn lưu lại trong máu lâu do khả năng bài tiết qua đường mồ hôi giảm khiến huyết áp tăng cao, dễ dẫn tới đột quỵ.

Ngoài ra, để ngừa đột quỵ vào mùa đông, cần lưu ý có chế độ ăn nhiều rau củ quả, hạn chế muối để tránh nguy cơ cao huyết áp - một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ. Một chế độ ăn không quá nhiều muối, hạn chế thịt sữa, tránh xa thực phẩm chứa nhiều cholesterol, ăn thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước, tránh hút thuốc lá và rượu bia... Cùng với luyện tập thể dục đều đặn, hãy cố gắng duy trì tâm lý ổn định, tránh những xúc động hay chấn thương quá mức.

Cách chống rét khi đi ngoài đường

Mặc quần áo đủ ấm, nhiều lớp, không để ướt quần áo, giày tất

Nên mặc những bộ quần áo có khả năng giữ nhiệt, cản gió tốt và mặc nhiều lớp. Lớp ngoài cùng là áo khoác có thể chắn gió, chống nước. Có lớp bông để giữ nhiệt. Không nên mặc đồ quá cồng kềnh và bó vì khó cử động, và có thể ảnh hưởng đến sự linh hoạt và an toàn khi điều khiển phương tiện.

Các lớp áo bên trong nên mặc cảm thấy thoải mái và ấm áp nhất. Nên mặc lớp áo giữ nhiệt trong cùng.

- Đi mưa bị ướt cần thay quần áo ngay, không mặc quần áo ướt lâu bởi sẽ bị mất nhiệt trên cơ thể.

- Tốt nhất phải đi ngoài đường khi mưa rét thì mang thêm trong túi 1 chiếc quần, 1 đôi tất đề phòng bị ướt thì thay ngay.

- Nên đi giày không ngấm nước.

- Mặc quần nilon chuyên dùng đi mưa, hoặc ủng nilon đi mưa để giày, tất không bị ướt.

Cách phòng tránh đột quỵ ngày rét đậm mọi người nên biết ảnh 2

Hãy cố gắng tự nhận thức về cơ thể và những dấu hiệu ở chân và tay để có thể dừng lại đúng lúc, làm ấm lại cơ thể, giúp tay chân hoạt động trơn tru lại rồi mới tiếp tục di chuyển. Ảnh minh họa: Internet

Biết điểm dừng

Ít người nhận thức được khi di chuyển bằng xe máy trong thời tiết lạnh giá, nhất là người đi đường xa khi chịu áp lực gió - mưa - lạnh lâu sẽ dần bị hiện tượng tê cóng ở tay và chân, làm giảm khả năng phản hồi của các chi đến các vị trí như chân phanh, chân số hay tay phanh, tay ga và sẽ gây nguy hiểm cho người ngồi trên xe.

Vì vậy hãy cố gắng tự nhận thức về cơ thể và những dấu hiệu ở chân và tay để có thể dừng lại đúng lúc, làm ấm lại cơ thể, giúp tay chân hoạt động trơn tru lại rồi mới tiếp tục di chuyển.

Để cải thiện tê cóng chân tay, hãy dùng găng tay dày và dài, có khả năng chống nước, cản gió và khăn, khẩu trang để bảo vệ vùng cổ và mặt.

Nếu có điều kiện nên sắm thiết bị sưởi ấm dành cho xe máy như tay nắm sưởi.

MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.