Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi
Thời tiết chuyển sang mùa nắng nóng khiến hàng nghìn trẻ phải đến các bệnh viện nhi và chuyên khoa nhi trong cả nước khám và điều trị những ngày gần đây. Không ít các trường hợp viêm đường hô hấp trong đó có viêm phổi. Đây là căn bệnh rất dễ mắc ở trẻ em và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi

> TP Hồ Chí Minh: Cảnh báo viêm phổi siêu vi do H5N1

Thời tiết chuyển sang mùa nắng nóng khiến hàng nghìn trẻ phải đến các bệnh viện nhi và chuyên khoa nhi trong cả nước khám và điều trị những ngày gần đây. Không ít các trường hợp viêm đường hô hấp trong đó có viêm phổi. Đây là căn bệnh rất dễ mắc ở trẻ em và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Cânt theo dõi khi trẻ bị sốt và đưa trẻ đi khám. Ảnh minh họa
Cânt theo dõi khi trẻ bị sốt và đưa trẻ đi khám. Ảnh minh họa.

Các trường hợp viêm phổi cần được điều trị tại cơ sở y tế

Virut cúm, thủy đậu, virut hợp bào hô hấp, virut corona… là những loại virut thường gây viêm phổi cho trẻ. Ở trẻ càng nhỏ thì diễn biến bệnh càng nhanh, càng nặng. Các trường hợp viêm đường hô hấp cấp do virut nói chung cần được chẩn đoán và theo dõi điều trị tại các cơ sở y tế.

Không nên tự cho trẻ uống thuốc, đặc biệt là các loại thuốc giảm ho, hạ sốt, kháng sinh vì sẽ gây lu mờ triệu chứng của bệnh và rất khó khăn cho chẩn đoán và điều trị. Khi phát hiện thì phải được nhập viện và cách ly. Chống suy hô hấp, chăm sóc tốt, hạ sốt, cân bằng rối loạn nội môi do sốt, độc tố của virut gây ra.

Khi trẻ viêm phổi ở mức độ nhẹ, trẻ nên được điều trị tại tuyến y tế ban đầu: nhỏ mũi bằng dung dịch sát khuẩn nhẹ (natriclorit 9%o), súc miệng hằng ngày, có thể dùng một số loại kháng sinh nhưng tốt nhất nên dùng đường uống, dạng siro. Khi tình trạng bệnh không cải thiện thì nên chuyển lên tuyến trên.

Khi trẻ viêm phổi nặng: nên nằm điều trị nội trú tại bệnh viện, theo dõi sát diễn biến của bệnh và có biện pháp xử trí kịp thời. Chú ý khi dùng các thuốc kháng virut phải theo dõi chức năng gan, thận để điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. Sử dụng kháng sinh khi có bội nhiễm vi khuẩn.

Các biện pháp điều trị hỗ trợ như hạ nhiệt dùng paracetamol, chườm mát. Làm thông thoáng đường thở: hút sạch đờm dãi, nằm đầu cao, nới rộng quần áo. Khi trẻ có biểu hiện suy thở thì có thể đặt ống nội khí quản, hô hấp hỗ trợ. Truyền dịch khi trẻ sốt cao kéo dài, biểu hiện mất nước...

Chăm sóc khi trẻ bị bệnh: cần cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, đủ chất, số lượng vừa phải, tránh trào ngược, vệ sinh sạch sẽ, theo dõi sát tình trạng khó thở, tím tái.

Các biện pháp phòng bệnh viêm phổi virut ở trẻ

Nơi ở của trẻ phải đầy đủ ánh sáng, thoáng mát, lưu thông không khí tốt, ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, súc miệng hàng ngày cho trẻ. Không hút thuốc, đun nấu trong phòng có trẻ nhỏ. Nhỏ mũi hằng ngày bằng dung dịch natriclorit 9%o. Không nên đưa trẻ đến những nơi đang xảy ra dịch cúm, sốt phát ban, sốt virut. Khi trẻ bị bệnh, không nên cho trẻ đến nhà trẻ, trường học tránh lây lan cho trẻ khác.

Các bậc cha mẹ cần phát hiện sớm các biểu hiện sớm của bệnh viêm đường hô hấp nói chung như: ho, sốt, chảy nước mũi, khó thở... và các rối loạn khác như tiêu chảy, ăn kém, chậm tăng cân....

Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo hướng dẫn của cán bộ y tế cơ sở theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Ngoài ra còn có một số loại vaccin khác phòng viêm đường hô hấp khác, nhưng khi tiêm cần có sự hướng dẫn và tư vấn của cán bộ y tế nhằm đảm bảo hiệu quả và tránh những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra.

Lập sổ theo dõi sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ và lưu giữ sổ sau mỗi lần khám nhằm giúp nhân viên y tế nắm được diễn biến sức khỏe, bệnh tật của trẻ mà có hướng điều trị, phòng bệnh tốt.

BS. Đỗ Kiều Hoa
Theo Sức khỏe & đời sống

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG