> Khán giả sốc, đồng nghiệp bất ngờ
Cảnh trong vở Huyết lệnh của Đoàn kịch Hà Nội. Ảnh: Thanh Tùng. |
Trao giải thưởng đạo diễn trẻ xuất sắc cho Xuân Bắc, tác giả trẻ xuất sắc cho Bùi Quốc Bảo, nam diễn viên xuất sắc cho Quang Tuấn, nữ diễn viên trẻ xuất sắc cho Xuân Nhàn. Trao HCV kịch bản cho tác giả Đăng Chương và HCV thiết kế sân khấu cho hoạ sĩ Doãn Bằng.
Liên hoan lần này có số lượng đơn vị tham gia nhiều nhất: 20 đoàn và 26 vở; thời gian dài nhất, liên tục trong 14 ngày. Một lực lượng đạo diễn trẻ về tuổi đời, hay về tuổi nghề, đã xuất hiện. Không còn tình trạng những “cây đại thụ” dựng từ bốn đến năm vở như các lần trước.
Hội đồng giám khảo cũng có sự đổi mới, có sự chuyển tiếp giữa các thế hệ. Có ba thành viên lần đầu tiên ngồi ghế giám khảo: NSUT Lê Chức, nhạc sĩ Phú Quang, NNC Hoài Phương.
Và lần đầu tiên liên hoan có vở diễn dành cho thiếu nhi, vở Chúa Nhẫn và những chiến binh vũ trụ, được diễn hai suất, có bán vé, ở Trung tâm VHTT của tỉnh, nơi khán phòng lớn hơn.
Cái được lớn nhất là lần đầu tiên liên hoan hội tụ nhiều đơn vị hoạt động theo phương thức xã hội hoá (XHH) - 8 đơn vị nghệ thuật và 10 vở diễn.
Sự phát triển của các đoàn XHH phù hợp với quy luật cung - cầu. Nó vừa đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của người dân, vừa tạo ra một thị trường nghệ thuật cạnh tranh, tạo đà cho sân khấu kịch nói phát triển lành mạnh.
Bằng chứng là Nhà hát kịch sân khấu nhỏ 5B Võ Văn Tần đã mất vị thế độc tôn ở TPHCM với sự ra đời và phát triển khá nhanh, khá mạnh của các đối thủ như Cty CP Đầu tư Giải trí Phước Sang, Cty CP Sân khấu-Điện Ảnh Văn Tuấn, Cty TNHH Nụ cười mới, Cty Cp Sài Gòn phẳng.
Chưa kể những vở dựng theo phương thức XHH như vở Âm binh, một vở diễn nặng ký tại liên hoan của Đại học SK-ĐA thành phố.
Ở Hà Nội, bên cạnh các nhà hát thương hiệu mạnh lần này cũng đã xuất hiện các vở XHH của Trung tâm Bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu Việt Nam, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Hội Sân khấu Hà Nội, Đại học SK-ĐA Hà Nội.
Cảnh trong vở Tình cha của Cty TNHH Nụ cười mới. |
Các vở XHH có ưu thế thu hút khách do bám sát thị hiếu khán giả, với mục tiêu và sức ép phải thu đủ chi, có lợi nhuận để đầu tư cho những tác phẩm mới chất lượng cao.
Các vở này phải bám sát thực tiễn cuộc sống mới có chỗ đứng vững chắc. Vì thế, xu hướng thiên về giải trí của kịch phía Nam đã có sự hài hoà với xu hướng thiên về chính luận của kịch phía Bắc.
Điều quan trọng nhất là sự chuyển hướng này đã và sẽ tạo ra thị trường nghệ thuật cạnh tranh bằng chính chất lượng tác phẩm. Bởi vì khán giả đã bão hoà với những cảnh sex trên phim ảnh và trên sân khấu, họ mong đợi những vở có giá trị thẩm mỹ và tính dự báo cao.
Xu thế này sẽ buộc các đoàn nghệ thuật quốc doanh phải chuyển mình. Nếu trông chờ vào kinh phí Nhà nước cấp phát mỗi đoàn chỉ dựng được từ 1-2 vở/năm như hiện nay thì đất diễn và khán giả sẽ bị thu hẹp.
Dĩ nhiên liên hoan cũng gặp một số bất cập. Do thời gian quá dài đa số đoàn XHH chỉ diễn xong rồi về, không có thời gian để học hỏi đồng nghiệp, giao lưu với khán giả. Lý do dễ hiểu là các đơn vị này không đủ kinh phí nuôi quân, và kể cả không muốn bỏ sô ở nhà.
Ban tổ chức cũng đã tiên liệu được nhưng bất cập. Có một số vở dự liên hoan nhưng chất lượng không cao, do Ban tổ chức không trực tiếp thẩm định, mà uỷ quyền cho Hội đồng nghệ thuật của cơ quan chủ quản đơn vị nghệ thuật quyết định.
Để liên hoan là nơi hội ngộ của những tác phẩm lớn và của những đạo diễn tài năng các lần sau Ban tổ chức sẽ cương quyết loại bỏ những vở diễn chưa đạt chất lượng nội dung và nghệ thuật, ông Nguyễn Đăng Chương, Phó Cục trưởng Cục NTBD, Trưởng BTC liên hoan bày to.