> Thống kê FDI: Khi cơ quan nhà nước “đánh rơi” dự án
Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước về FDI có thể tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc có thể kiểm tra đột xuất theo từng vụ việc, được tiến hành trên cơ sở yêu cầu quản lý và tình hình thực tế hoặc trên cơ sở đề nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân về những vấn đề vướng mắc trong quá trình triển khai hoạt động đầu tư.
Cơ quan quản lý có thể kiểm tra về việc cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư; việc ban hành và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn theo thẩm quyền; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất; sự phù hợp của chính sách với điều kiện kinh tế - xã hội; việc tuân thủ các quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển...
Ngoài ra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét phân loại các dự án FDI theo các nhóm A, B, C dựa trên việc tuân thủ các quy định của pháp luật và quy định của giấy chứng nhận đầu tư, mức độ đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và ngân sách nhà nước.