Cà phê có thể gây giảm thị lực

Cà phê có thể gây giảm thị lực
TPO - Theo một nghiên cứu tại Mỹ, uống hơn 3 tách cà phê mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ mất thị lực, mù lòa. Thậm chí với mức uống trung bình cũng làm tăng khả năng bị bệnh glôcôm (tăng nhãn áp).

> Statin làm giảm nguy cơ bị tăng nhãn áp

Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí Investigative Ophthalmology & Visual Science thì những người nghiện cà phê hạn chế uống món khoái khẩu này đã giảm nguy cơ phát triển bệnh.

Cà phê có thể gây giảm thị lực ảnh 1

Bệnh glôcôm có thể gây tổn thương thần kinh thị giác (liên kết mắt với não) và các sợi thần kinh từ võng mạc (mô thần kinh nhạy cảm với ánh sáng lót phía sau mắt).

Các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Brigham và Phụ nữ ở Boston cho rằng các hợp chất có trong cà phê có thể làm tăng nhãn áp, từ đó gây bệnh phá hủy thị lực được biết là bệnh glôcôm tróc vảy. Tuy nhiên, không có mối liên quan giữa các sản phẩm caffein khác như trà, cola hoặc sô-cô-la.

Nghiên cứu trước đây cho thấy những người Scandinavi có tỷ lệ mắc bệnh glôcôm tróc vảy cao nhất. Họ cũng tiêu thụ cà phê chứa caffein cao nhất thế giới.

Cà phê có thể gây giảm thị lực ảnh 2

Các tác giả đã đánh giá hơn 120.000 người ở Anh và Mỹ trên 40 tuổi và không bị bệnh glôcôm. Những người tham gia đã hoàn thành bảng câu hỏi về lượng cà phê họ đã uống và được xem xét bệnh án về tiền sử bệnh glôcôm.

Kết quả là những người uống hơn 3 tách cà phê mỗi ngày đã tăng nguy cơ tiến triển bệnh glôcôm so với những người không uống cà phê. Phụ nữ có tiền sử gia đình bị bệnh glôcôm cũng có nguy cơ cao hơn.

Tuy nhiên, cà phê không phải là không có lợi ích. Một nghiên cứu được công bố vào đầu năm nay trên tạp chí New England Journal of Medicine cho thấy uống 4-5 tách cà phê mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường.

Bệnh glôcôm tác động tới 1% số người trên 40 tuổi và khoảng 5% số người trên 65 tuổi. Bệnh tiến triển rất chậm và thường không có triệu chứng gì đáng chú ý. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh glôcôm bao gồm người bệnh tiểu đường, người gốc châu Phi hoặc người Caribbe da đen và những người có tiền sử gia đình mắc bệnh glôcôm.

T. Mai
Theo DMail

Theo Dịch
MỚI - NÓNG