Cà Mau: Rác thải ứ đọng từ thành thị đến nông thôn

TPO - Ông Lâm Văn Bi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cùng các cơ quan chức năng, nhà đầu thư khảo sát Nhà máy xử lý rác thải thành phố Cà Mau và địa điểm có thể xây dựng bãi rác. Tuy nhiên, lượng rác vẫn ứ đọng nhiều khiến sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn.

Nhà đầu tư gặp khó

Ngày 1/11, ông Lâm Văn Bi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cùng các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và nhà đầu tư về việc Nhà máy xử lý rác thải thành phố Cà Mau ngừng tiếp nhận rác và đang xin dừng tiếp để chờ thiết bị.

Cà Mau: Rác thải ứ đọng từ thành thị đến nông thôn ảnh 1 Kiểm tra tiến độ sửa chữa, bảo trì Nhà máy xử lý rác thải thành phố Cà Mau

Ông Tô Công Lý, Giám đốc Nhà máy xử lý rác thải Cà Mau- thay mặt Chủ đầu tư là Cty TNHH Xây dựng- Thương mại- Du lịch Công lý cho biết, qua thời gian 3 tháng để tạm dừng hoạt động để bảo hành, sửa chữa đã gần hoàn thiện nhưng thiết bị nhập khẩu để thay thế chưa về, cần gia hạn khoảng 90 ngày nữa.

Nhà máy xử lý rác thành phố Cà Mau thua lỗ 130 tỷ, xem lại cách tính thuế vì bị truy và phạt gần 10 tỷ đồng, xin được giao 10 ha đất. Đơn giá hỗ trợ xử lý rác hiện nay 350.000đ/tấn xin tăng lên 500.000đ/tấn và các chính sách thuế...

Cà Mau: Rác thải ứ đọng từ thành thị đến nông thôn ảnh 2 Rác ứ đọng tại Nhà máy rác thải Cà Mau

Ông Lâm Văn Bi nói: “Chia sẻ khó khăn với nhà đầu tư Nhà máy xử lý rác thải thành phố Cà Mau là Cty TNHH Xây dựng- Thương mại- Du lịch Công Lý nhưng không thể chấp thuận những kiến nghị, phải tự chịu trách nhiệm do tỉnh Cà Mau đã cố gắng vận dụng chính sách để hỗ trợ". 

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho phép dừng hoạt động, ngưng tiếp nhận rác để bảo trì, sửa chữa,… trong thời gian 3 tháng từ ngày 27/7. Đến nay, Nhà máy xử lý rác thải thành phố Cà Mau xin gia hạn thêm 3 tháng nhưng UBND tỉnh Cà Mau chưa chấp nhận nhưng Nhà máy xử lý rác thải vẫn chưa hoạt động được.

Cà Mau: Rác thải ứ đọng từ thành thị đến nông thôn ảnh 3 Sản phẩm phân bón của Nhà máy xử lý rác thải Cà Mau không tiêu thụ được

Về đơn giá hỗ trợ xử lý rác hiện nay cho Nhà máy xử lý rác thải thành phố Cà Mau không thấp hơn các tỉnh là 350.000đ/tấn. Đây là nguồn hỗ trợ không phải thuê xử lý rác nên căn cứ vào nguồn kinh phí địa phương, đảm bảo các qui định tài chính lĩnh vực này.

Việc giao thêm 10 ha, Chủ đầu tư của Nhà máy xử lý rác thải thành phố Cà Mau không có đề nghị, xác định vị trí, nhu cầu sử dụng đất thì làm sao giao? Các khó khăn khác như tiêu thụ sản phẩm thu được sau xử lý rác, nợ thuế...nhà đầu tư thực hiện theo pháp luật.

Ông Lâm Văn Bi nói: "Nếu Nhà máy xử lý rác thải thành phố Cà Mau tiếp tục gia hạn sẽ gặp khó khăn thêm vì nguồn kinh phí hỗ trợ cho Nhà máy xử lý rác thải thành phố Cà Mau chuyển cho các địa phương xử lý rác thủ công".

Thoát "độc quyền" xử lý rác?

Tỉnh Cà Mau chỉ có duy nhất Nhà máy xử lý rác thải thành phố Cà Mau do Cty Công Lý đầu tư. Bởi vậy, khi Nhà máy xử lý rác thải duy nhất ngưng hoạt động, rác thải các huyện "nằm lại" các huyện, thành phố của tỉnh Cà Mau để xử lý thủ công tại bãi rác tạm.

Hơn 3 tháng qua, rác thải ứng động trên rừng phòng hộ, khu vực đông dân cư. Trước tình hình rác thải ứ đọng, xử lý thủ công, tại các địa phương, ông Lâm Văn Bi đề nghị Sở xây dựng chủ trì với các cơ quan kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh và hiến kế xử lý, phân huỷ, bảo vệ môi trường.

Cà Mau: Rác thải ứ đọng từ thành thị đến nông thôn ảnh 4 Rác thải ngoài khu vực Nhà máy xử lý rác thải Cà Mau

Riêng bãi rác thải thành phố Cà Mau thành bãi xử lý chính, có giải pháp mở rộng, kỹ thuật xử lý, bảo vệ môi trường sống của người dân quanh khu vực này. Thành phố Cà Mau có lượng rác thải sinh hoạt, rác thải rắn nhiều sẽ mở rộng bãi tạm thành bãi chính để xử lý thủ công rác thải. 

Ông Lâm Văn Bi nói: "Dù đã có qui hoạch bãi rác tại U Minh, Cái Nước, Đầm Dơi nhưng qua rà soát, kiểm tra không đủ qui chuẩn, không phù hợp để triển khai. Ví dụ như qui hoạch nhà máy xử lý rác phát điện nằm trong nội ô thị trấn Cái Nước, không thể triển khai vì không phù hợp, không đảm bảo qui chuẩn và cả công nghệ.

Trước mắt, cần bảo vệ môi trường khu vực các bãi rác tạm. Đồng thời, nhà đầu tư phải tự chịu trách nhiệm, tự tháo gỡ khó khăn để đưa Nhà máy xử lý rác thải thành phố Cà Mau hoạt động trở lại, càng sớm, càng tốt".

MỚI - NÓNG