Tác dụng phụ có thể gặp nếu thụ tinh nhân tạo
Thụ tinh nhân tạo mang đến hi vọng thụ thai cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, họ cũng phải đối mặt với những nguy cơ về sức khỏe, đặc biệt đối với người phụ nữ.
Thụ tinh nhân tạo có tỷ lệ đa thai đến 20%, thai ngoài tử cung khoảng 2-8%, và tỷ lệ sẩy thai tự nhiên là 20-30%.
Dữ liệu của Chính phủ Mỹ cho thấy 60% các bé ra đời bằng thụ tinh ống nghiệm bị sinh non. Điều đó làm tăng nguy cơ bị tử vong trong những ngày đầu và các loại bệnh lý khác (chẳng hạn như chậm phát triển tinh thần, khiếm khuyết ở mắt, tai, học kém...). Những phụ nữ mang song thai, đa thai cũng có nguy cơ bị tai biến thai kỳ cao hơn nhiều.
Hiện nay, phụ nữ thụ tinh nhân tạo thường được tiêm hormone ganadotropin (loại hormone do tuyến yên tổng hợp và phóng thích có tác động trên tinh hoàn và noãn) để kích thích rụng trứng. Tuy nhiên, nó cũng có thể dẫn đến hội chứng siêu kích thích buồng trứng (OHSS). OHSS khiến buồng trứng nở gấp vài lần so với kích thước thông thường và khiến 1/3 số phụ nữ làm IVF bị nôn nao và nôn. Khoảng 5% số người bị OHSS có thể bị suy thận.
Hàng ngàn phụ nữ có thể tránh khỏi các biến chứng đe dọa đến tính mạng nhờ kỹ thuật IVF (thụ tinh nhân tạo) mới.
Owen Harper 9 tháng tuổi là một trong những em bé đầu tiên sinh ra nhờ kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (IVF) mới an toàn hơn do Trường ĐH Hoàng gia ở London tiến hành. Kỹ thuật IVF mới có thể giúp hàng ngàn phụ nữ tránh khỏi các biến chứng đe dọa đến tính mạng.
Hiện giờ, trường ĐH Hoàng gia ở London đã tìm ra hormone kisspeptin cũng kích thích rụng trứng nhưng không để lại tác dụng phụ. Kể từ khi thử nghiệm vào tháng 1/2013, 12 em bé đã ra đời trong đó có Owen Harper.
Theo Phương Vũ