Bỗng dưng mắc 'bệnh lạ', hàng chục nữ sinh phải nghỉ học

Bỗng dưng mắc 'bệnh lạ', hàng chục nữ sinh phải nghỉ học
Thời gian qua, nhiều nữ sinh tại trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Tam Thanh (huyện miền núi Quan Sơn, Thanh Hóa) bỗng dưng mắc “bệnh lạ” với biểu hiện lúc thì cười sằng sặc không dứt, rồi lại gào khóc, nói nhảm theo kiểu dây chuyền khiến các em phải tạm thời nghỉ học.

Thanh Hóa:

Bỗng dưng mắc 'bệnh lạ', hàng chục nữ sinh phải nghỉ học

> Học sinh trường Dân tộc nội trú Bắc Trà My mắc bệnh lạ

Thời gian qua, nhiều nữ sinh tại trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Tam Thanh (huyện miền núi Quan Sơn, Thanh Hóa) bỗng dưng mắc “bệnh lạ” với biểu hiện lúc thì cười sằng sặc không dứt, rồi lại gào khóc, nói nhảm theo kiểu dây chuyền khiến các em phải tạm thời nghỉ học.

Trường Phổ thông dân tộc nội trú - Trường THCS Tam Thanh - nơi xảy ra hiện tượng lạ nói trên
Trường Phổ thông dân tộc nội trú - Trường THCS Tam Thanh - nơi xảy ra hiện tượng lạ nói trên.

Thời gian bệnh lạ xuất hiện ở các trường hợp nữ sinh tại trường Phổ thông dân tộc bán trú - trường THCS Tam Thanh khoảng 20 phút, sau đó một số nữ sinh lăn ra lịm đi. Đây là hiện tượng chưa từng xuất hiện ở nhà trường bao giờ.

Kết thúc hiện tượng trên, các em lại quay về trạng thái bình thường. Theo ban giám hiệu Trường THCS Tam Thanh, “bệnh lạ” trên bắt đầu xuất hiện từ ngày 20/1/2013. Ban đầu chỉ có 5 nữ sinh thuộc khối lớp 8 bị "bệnh lạ" này.

Thầy giáo Hà Văn Khoa - Hiệu phó trường Phổ thông dân tộc bán trú - THCS Tam Thanh cho biết: “Bệnh lạ” có biểu hiện lan nhanh sang nhiều học sinh khác. Đến ngày 18/2, có 6 nữ học sinh lớp 7 và 7 nữ sinh lớp 8 (cả 5 học sinh đã bị vào ngày 20/1) cùng có biểu hiện phát bệnh.

Chưa dừng lại ở đó, đến ngày 23/2, có 3 học sinh lớp 6 phát bệnh. Từ khi bắt đầu đến thời điểm này, đã có 16 học sinh tại trường Phổ thông dân tộc bán trú - trường THCS Tam Thanh dính “bệnh lạ”. Trong số đó có hai nữ sinh phát tác bệnh lạ liên tục.

Hiện tượng hàng loạt nữ sinh phát tác bệnh lạ liên tục theo kiểu dây chuyền đã tạo ra tâm lý hoang mang, lo lắng ảnh hưởng đến nhiều học sinh khác và ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục của nhà trường.

Ngay sau khi “bệnh lạ” xuất hiện ở nhiều nữ sinh, nhà trường đã đưa một số trường hợp đến Bệnh viện đa khoa huyện Quan Sơn để kiểm tra. Theo các y, bác sỹ thì những nữ sinh này không có bệnh tật hay bệnh lý gì.

Đến nay, những trường hợp mắc bệnh lạ đã ổn định sức khỏe và tâm lý, đã trở lại trường học bình thường
Đến nay, những trường hợp mắc bệnh lạ đã ổn định sức khỏe và tâm lý, đã trở lại trường học bình thường.

Theo nhận định ban đầu của cơ quan chức năng có thể các em mắc phải hiện tượng rối loạn tâm thần hàng loạt, phần lớn xảy ra ở nữ sinh. Biểu hiện của hiện tượng này là bệnh nhân cười, khóc, gào thét, cảm xúc hỗn độn, cảm thấy người yếu, ngã ra và lịm đi.

Để đảm bảo sức khỏe và tránh gây ra hiện tượng dây chuyền hàng loạt, ngành y tế cũng đã tư vấn cho nhà trường tách các em ra các lớp học, vị trí ngồi khác nhau. Đồng thời cho số nữ sinh mắc bệnh lạ nghỉ học. Sau khi được nghỉ ngơi khoảng một tuần thì biểu hiện “bệnh lạ” của các em học sinh này lại chấm dứt.

Hiện các em học sinh đã đỡ, hai tuần gần đây không có học sinh tái phát “bệnh lạ” nói trên. Do được nhà trường giải thích, vận động, nhiều phụ huynh đã đồng ý cho con em đến lớp, đến nay tất cả các học sinh nữ đã quay lại trường học tập.

Xung quanh đến căn “bệnh lạ” nói trên ở nhiều nữ sinh cũng đã xuất hiện những lời đồn ác ý, vô căn cứ về nguyên nhân khiến số học sinh nói trên mắc bệnh. Một số gia đình người Thái có con mắc “bệnh lạ” đã tổ chức lễ cúng ma tốn kém.

Theo Duy Tuyên
Dân trí

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
'Không thể ỷ lại, bấu víu vào bầu sữa ngân sách'
'Không thể ỷ lại, bấu víu vào bầu sữa ngân sách'
TPO - Theo tờ trình mới nhất, Chính phủ đề xuất tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 dự kiến là hơn 256.000 tỷ đồng. Chương trình được thực hiện trong 11 năm với các giai đoạn cụ thể. Nhiều chuyên gia văn hóa khẳng định ngân sách nhà nước đầu tư cho văn hóa là vô cùng cần thiết nhưng không nên bấu víu vào “bầu sữa” ngân sách.