Bóng đá Trung Quốc và vấn nạn nợ lương

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Có tới 100 trường hợp cầu thủ, HLV của các đội bóng thuộc giải VĐQG Trung Quốc đang bị nợ lương. Trong số đó có không ít các tuyển thủ quốc gia. Các báo Trung Quốc cho hay.
Bóng đá Trung Quốc và vấn nạn nợ lương ảnh 1

Hôm qua, Hao Junmin, cựu đội trưởng đội tuyển Trung Quốc, đã công khai trên mạng xã hội yêu cầu đòi khoản lương mà anh đang bị CLB Wuhan nợ trong suốt nhiều tháng qua. Theo các báo Trung Quốc thì "đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm với nạn nợ lương liên tục gây nhức nhối cho bóng đá chuyên nghiệp trong nước suốt thời gian qua".

Tờ Sohu khẳng định Liên đoàn bóng đá Trung Quốc (CFA) đã thụ lý hơn 100 trường hợp nợ lương, kêu cứu từ huấn luyện viên, cầu thủ và nhân viên CLB. Nhưng hành trình đòi tiền lương mà CFA thực hiện vẫn chưa đạt được bước tiến nào.

Theo nhiều nguồn tin, HLV Li Xiaopeng cũng nằm trong danh sách này. Ông đang bị Wuhan nợ nhiều tháng lương. Trong khi đó với Hao Jumin, anh hầu như chưa nhận được đồng nào dù đã thi đấu cho Wuhan được hơn nửa năm.

Sở dĩ đến thời điểm này Hao Jumin mới lên tiếng là bởi mùa giải mới của bóng đá Trung Quốc sắp khởi tranh. Vì thế, cầu thủ 34 tuổi này hy vọng rằng những nỗ lực của anh sẽ gây sức ép đến đội bóng chủ quản.

Bóng đá Trung Quốc và vấn nạn nợ lương ảnh 2

Hao Jumin xuất hiện trong trận lượt đi với ĐT Việt Nam

Thậm chí theo nhiều nguồn tin, những người đang bị thiếu lương hy vọng CFA sẽ ra án phạt để gây áp lực bắt Wuhan nói riêng và các đội bóng đang nợ lương nói chung phải thanh toán đầy đủ nghĩa vụ tài chính.

Nhiều tuyển thủ Trung Quốc cũng chung cảnh ngộ với Jumin nhưng họ không dám lên tiếng. "Cứ bảo các cầu thủ là triệu phú nên chúng ta chỉ trích họ vì thi đấu tệ ở vòng loại World Cup, nhưng thực tế là họ có nhận được đồng lương nào đâu", Sohu nhận xét một cách xót xa.

Cũng vì vấn đề tiền lương mà hôm qua, CLB Guangzhou đã thông báo 5 cầu thủ nhập tịch là Elkeson, Goulart, Alan, Luo Guofu và Fernando bị chấm dứt hợp đồng do mức lương của họ nằm ngoài khả năng chi trả của Guangzhou, đội đang khủng hoảng tài chính trầm trọng vì tập đoàn mẹ Evergrande phá sản.

Khó khăn tài chính đang khiến bóng đá Trung Quốc rơi vào suy thoái. Ngoài thành tích không tốt của đội tuyển, các CLB của họ cũng mất dần "bầu sữa", khiến những cầu thủ tốt liên tiếp rời đi.

Bên cạnh Guangzhou, Wuhan, Hebei cũng khủng hoảng tài chính. Họ nợ lương cầu thủ suốt một thời gian dài. Thậm chí đội bóng này phải đóng cửa đại bản doanh trong nhiều tuần vì không thể trả tiền... điện nước. Các cầu thủ của họ thì phải tự bỏ tiền túi ra để di chuyển cho các chuyến thi đấu.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.