> Bóng chuyền Việt Nam thua Thái vì thiếu chuẩn bị
> Tuyển bóng chuyền nữ bị ngộ độc
Từ chỗ ngang ngửa với người Thái, bóng chuyền nữ VN (phải) đã tụt lại khá xa. ảnh: Tường Vũ. |
Bóng chuyền được coi là môn thể thao thứ hai của Việt Nam (sau bóng đá) cũng mất giá thảm hại, xuất phát từ cách làm mang nặng tính thời vụ của Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam (VFV) dù bóng chuyền đang chuyển mạnh sang mô hình xã hội hóa, chuyên nghiệp hóa.
VFV đã không có được một tổ chức quản lý, điều hành tương xứng khi mà từ Chủ tịch, Tổng thư ký cùng một số Trưởng ban đều phải kiêm nhiệm. Để bóng chuyền Việt Nam có thể phát triển trở lại thì tổ chức Liên đoàn phải theo đúng mô hình chuẩn, đảm bảo tính thực chất.
Đặc biệt, Ban Tiếp thị - Tài trợ phải trở thành “mũi nhọn” thực sự của Liên đoàn, có đầy đủ nhân sự, cơ chế chính sách để tìm nguồn tiền, thay vì tiếp tục tình trạng ai muốn tài trợ phải xin gặp trực tiếp Tổng thư ký, Chánh Văn phòng như cũ.
Thực tế rằng, ở môn thể thao vẫn được coi là số 2, chỉ sau mỗi bóng đá, lại đang có hàng loạt đội sống lay lắt, thiếu đầu tư và kinh phí, không có tuyến trẻ, đội hình chính chắp vá, chỉ mong trụ hạng trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái chung.
Sự lấp lửng trong suy nghĩ của một số cá nhân đang chi phối hoạt động ở VFV ngày càng làm hình ảnh của đội tuyển nam nói riêng và bóng chuyền Việt Nam nói chung yếu đi thấy rõ. |
Từ mùa giải 2013, VFV không cho phép sử dụng ngoại binh ở các giải VĐQG để khuyến khích các CLB tập trung đào tạo trẻ, tạo cơ hội thi đấu đỉnh cao cho các cầu thủ trẻ.
Bóng chuyền VN từ lâu đã bỏ qua mảng gốc rễ là công tác phát hiện, đào tạo cầu thủ trẻ. Rất nhiều đội bóng tuyệt nhiên không có tuyến năng khiếu trẻ, một số khác có nhưng chắp vá và tạm bợ.
Cho dù, đội nữ đoạt HCB và đội nam giành HCĐ ở SEA Games 27 tại Myanmar nhưng nếu không có tuyến trẻ thay thế thì việc bảo vệ thành công ở các kỳ SEA Games sau là không dễ. Còn muốn vươn hơn để tiến tới HCV ở cả nam và nữ thì vật cản Thái Lan là quá sức so với chúng ta.
Còn nhớ tại SEA Games 22-2003 ngay trên sân nhà, đội tuyển nữ Việt Nam tỏ ra không thua thiệt quá nhiều so với người Thái, và được đánh giá sẽ sớm song hành cùng bóng chuyền xứ Chùa vàng ở sân chơi châu lục trong nay mai. Nhưng người Thái xây nền tốt hơn nên tiến nhanh và vững chắc (Thái Lan đã 2 lần vô địch châu Á vào các năm 2009 và 2013) dù nguồn nhân lực của họ không hề trội hơn Việt Nam.
Đấy là điều buộc giới chức bóng chuyền Việt Nam phải tư duy và hoạch định lại chiến lược đầu tư nguồn nhân lực, bắt đầu từ công tác đào tạo trẻ. Cần một định hướng mới và xuyên suốt từ cơ quan đầu não - VFV và bộ môn của Tổng cục TDTT - đến từng thành viên là các CLB.
HLV Phạm Văn Long cho rằng một số VĐV kỳ cựu đã không còn cống hiến được gì nhiều cho ĐTQG nên muốn có thêm VĐV mới thì phải thực hiện đào tạo sớm cũng như học hỏi cách thực hiện như Thái Lan.
Sau sự cố triệu tập đội tuyển bóng chuyền nam cho SEA Games, có thời điểm HLV trưởng Phùng Công Hưng phải nai lưng chịu trận. Nhưng sự lấp lửng trong suy nghĩ của một số cá nhân đang chi phối hoạt động ở VFV ngày càng làm hình ảnh của đội tuyển nam nói riêng và bóng chuyền Việt Nam nói chung yếu đi thấy rõ.
Trước đó, liên tục trong vòng 2 năm trở lại đây, đã xảy ra tình trạng một số cá nhân trong VFV liên kết với nhau để chi phối hoạt động, trong đó có cả việc sắp xếp nhân sự 2 đội tuyển nam, nữ theo cách riêng của mình.
Bóng chuyền nước nhà đầu năm tới sẽ tổ chức đại hội để tìm ra chủ tịch mới, sau khi chủ tịch đương nhiệm Lê Minh Hồng vì chán chường đã phải nói lời chia tay. Nhưng đến bây giờ, chính người trong cuộc cũng chưa biết ai sẽ lèo lái con thuyền lạc lối này.