Algeria
Là nước mua xe tăng T-90 số lượng lớn thứ hai, Algeria từ lâu đã là khách hàng chủ chốt về thiết giáp của Nga và hiện đang sở hữu hơn 1.500 xe tăng Liên Xô và Nga, bao gồm hơn 600 xe tăng T-90S, là một biến thể T-90S được điều chỉnh và hiện đại hóa cho các yêu cầu của Algeria, các xe tăng T-72M1 / M1M, T-62 và T-55 mỗi loại khoảng 300 chiếc.
Belarus
Mặc dù là đối tác quốc phòng lớn duy nhất của Nga ở châu Âu và có cơ sở công nghiệp quân sự lớn được thừa hưởng từ thời Liên Xô, các đơn vị thiết giáp của Belarus vẫn chỉ dựa vào dòng tăng T-72B3 và T-72B trong vai trò tiền tuyến.
Mặc dù cho đến nay là biến thể T-72 đáng gờm nhất, T-72B3 vẫn kém xa so với các nền tảng tăng NATO tiền tiêu như K2 Black Panther mà nước láng giềng Ba Lan mua lại hay các biến thể M1A2 Abrams mới nhất do quân đội Mỹ triển khai ở châu Âu.
Syria
Quân đội Syria từ lâu đã là khách hàng nước ngoài hàng đầu đối với các thiết kế xe tăng của Nga, và sau khi là một trong những quốc gia đầu tiên triển khai T-62 tham chiến trong Chiến tranh Yom Kippur, họ đã trở thành khách hàng đầu tiên của tăng T-72 trong những năm 1980 - một loại xe tăng là tiền thân của T-90.
Syria đã nhận được viện trợ thiết giáp đáng kể từ Nga kể từ khi quân đội Nga can thiệp vào nước này từ tháng 9/2015 để hỗ trợ các nỗ lực chống nổi dậy. Quân đoàn 5 được thành lập dưới sự bảo trợ của Nga và được cung cấp các xe tăng T-62M và T-72B3 từ nguồn dự trữ của Nga.
Iran
Các đơn vị thiết giáp của Iran là một trong những đơn vị lâu đời nhất ở Trung Đông hoặc Trung Á, với hơn 1.500 xe tăng đang phục vụ, tất cả đều là thế hệ trước thứ ba và lỗi thời trước các cuộc giao tranh tiền tuyến.
Lực lượng tinh nhuệ của quân đội Iran có khoảng 500 xe tăng T-72S được sản xuất trong nước theo giấy phép và có khả năng cực kỳ hạn chế so với các biến thể T-72 hiện đại như T-72B3 được sử dụng trong quân đội Nga.