Bổ sung sắt bằng thực phẩm cho người thiếu máu

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Có nhiều cách để bổ sung sắt cho cơ thể, một trong những cách phổ biến và an toàn nhất hiện nay là lên một thực đơn với các món giàu sắt.

Bổ sung sắt bằng thịt đỏ

Thịt đỏ (chủ yếu là thịt bò) cung cấp tới 39% chất sắt và kẽm cho cơ thể, đây chính là thành phần không thể thiếu để cung cấp các tế bào máu nuôi dưỡng hệ thần kinh và hệ miễn dịch của cơ thể.

Ngoài ra, thịt đỏ còn chứa nhiều protein, đó là chưa kể đến lượng vitamin B (gồm B3, B5, B6 và B12) bổ sung giá trị dinh dưỡng cho cơ thể rất tốt, nhất là vitamin B12 quyết định sức khỏe của hệ thần kinh, giúp tăng cường tế bào máu, chống thiếu máu.

Chế biến thịt đỏ đúng cách:

- Nên chọn thịt đỏ tươi mới vừa được giết mổ, như thế thành phần dinh dưỡng trong thịt sẽ được đảm bảo.

- Khi chế biến nên cắt thịt thành những miếng nhỏ hơn là để miếng lớn sẽ giúp thịt dễ ngấm gia vị, và nhanh chín

- Không nên để thịt quá lâu, nếu muốn bảo quản thì nên để ở nhiệt độ dưới 0 độ C.

Bổ sung sắt bằng lòng đỏ trứng gà

Nếu Đông y nhìn nhận lòng đỏ trứng gà giúp bổ huyết, tốt cho hệ thần kinh nên có thể dùng để chữa một số bệnh như phụ nữ thiếu máu, an thần, dưỡng thể… thì Tây y cũng đánh giá cao lòng đỏ trứng gà trong vai trò cung cấp chất sắt cho cơ thể con người.

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh giá trị dinh dưỡng trong lòng đỏ trứng gà luôn cao hơn lòng trắng. Cứ mỗi 30g lòng đỏ trứng gà sẽ có 3,5g chất sắt, 15g mỡ, 6,7g canxi, 22,6 phospho… những vi chất này luôn cần thiết cho những người lao động trí óc, người thiếu máu, thiếu sắt…

Một trong những cách chế biến lòng đỏ trứng gà cho công hiệu bổ sung sắt cao nhất là kết hợp với mật ong và nghệ.

Nguyên liệu: Nghệ vàng 1 củ bằng ngón chân cái, trứng gà ta mới đẻ, bỏ lòng trắng lấy lòng đỏ, 1 quả; mật ong rừng là tốt nhất.

Cách chế: Rửa sạch nghệ, cạo vỏ, giã nhỏ, cho vào ít nước sôi, lọc lấy nước nghệ, bỏ xác, cho lòng đỏ trứng gà và 2 thìa cà phê mật ong đem chưng cách thủy, khi chín như bánh bông lan, ăn rất ngon.

Nên ăn lúc 8-9 giờ tối, ngày ăn 1 lần, ăn liền, nam ăn 7 ngày, nữ ăn 9 ngày là một đợt điều trị. Chưa hết bệnh thì sau 7 ngày lại ăn tiếp, khi thấy bệnh khỏi thì thôi. Nếu ăn 3 đợt mà chưa khỏi bệnh thì nghỉ một tháng lại ăn tiếp như các đợt trước.

Bổ sung sắt với sò huyết

Trong Đông y sò huyết còn gọi là Nê Kham có vị ngọt, mặn, tính ấm, có tác dụng bổ máu, tăng cường sinh lực cho những người mới ốm dậy, viêm loét dạ dày- tá tràng, tiêu hóa kém.

Cháo sò huyết, trứng muối: Gạo tẻ ngon 200g, sò huyết tươi 500g, trứng vịt muối 1 quả, gừng, gia vị, hành, hạt tiêu đủ dùng. Sò huyết rửa sạch bùn đất, đun sôi nước rồi thả vào, ngâm 5 phút vớt ra, cạy lấy thịt. Sau đó ướp sò huyết với dầu, hành gia vị. Gạo tẻ thơm nấu nhừ thành cháo. Khi cháo chín cho trứng muối vào khuấy đều, đổ sò huyết vào nấu sôi là dùng được. Món ăn này dùng cho người thiếu máu, mới ốm dậy.

Sò huyết sốt me: 1kg sò huyết, 50g me chín, đường, muối, tỏi, gia vị vừa đủ. Sò huyết rửa sạch, để ráo nước. Me chín cho vào đun với nước, bỏ hạt. Phi thơm tỏi rồi cho nước me, gia vị quấy đều, đun khoảng 5 phút. Thịt sò đã hấp, phi hành tỏi, xào to lửa, rồi đổ nước sốt có me vào đun khoảng 5 phút là được. Món ăn này giúp, an thần cho người huyết áp thấp.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG