> CSGT chuẩn bị xử lý xe không chính chủ thế nào?
> Không được dừng xe để xử phạt 'xe không chính chủ'
Cuộc họp Ban soạn thảo Dự thảo Nghị định Xử phạt Vi phạm Hành chính trong lĩnh vực giao thông Đường bộ-Đường sắt (với đầy đủ thành phần đại diện Bộ GTVT, Bộ Công an, Tư Pháp...), chiều 11-3, nóng ba vấn đề: Phạt hay không phạt phương tiện chưa sang tên đổi chủ đúng quy định; phạt không đóng phí bảo trì đường bộ và đội mũ bảo hiểm (MBH) ra sao.
Vụ phó ATGT (Bộ GTVT) Lê Minh Châu nói: “Khi chúng tôi lấy ý kiến người dân thì đa số không đồng thuận việc xử phạt phương tiện chưa sang tên đổi chủ. Do đó, tôi đề nghị không đưa quy định xử phạt vào dự thảo lần ba...".
Một thành viên Ban soạn thảo dự thảo thuộc Bộ Công an,cho biết, “phương tiện, sau 30 ngày không đăng ký chính chủ sẽ bị phạt; trường hợp qua nhiều đời chủ sẽ phải thực hiện trong năm 2014”. |
Đồng quan điểm này, Vụ trưởng Pháp chế (Bộ GTVT) Trịnh Minh Hiền cũng cho rằng, hành vi không sang tên đổi chủ là vi phạm Luật Giao thông Đường bộ, nhưng hệ thống văn bản chưa chuẩn nên tạm thời chưa đưa vào dự thảo xử phạt.
Tuy nhiên, đại diện phía Bộ Công an không dễ chấp nhận những ý kiến trên. Cục phó CSGT Đường bộ - Đường sắt Trần Sơn Hà phản biện: Những quy định xử phạt phương tiện không sang tên đổi chủ theo quy định, không nộp phí bảo trì đường bộ đều kế thừa từ nhiều nghị định trước đây.
Ông Hà lý giải: “Chỉ khi nâng cao mức xử phạt phương tiện không sang tên đổi chủ, người dân mới phản ứng. Từ nay cho đến 1-7 tới, vẫn phải đưa vào để xử phạt”.
Theo đó, một khi phương tiện không chính chủ rất khó để điều tra những vụ án; mục đích của quy định này là xử phạt nguội (thu tiền phạt qua tài khoản); phòng ngừa tội phạm, để chủ phương tiện có trách nhiệm hơn với tài sản của mình.
“Thực ra, quy định này có lợi cho người dân và cả cơ quan chức năng trong việc bảo vệ tài sản”, ông Hà nói.
Chủ trì cuộc họp, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng kết luận: “Bộ GTVT không chùn tay, mà thấy cần thiết phải dừng lại để lắng nghe ý kiến người dân, nếu không tham khảo người dân để làm gì. Xây dựng một nghị định trên cơ sở kế thừa, không có nghĩa là không thay đổi. Điều gì không phù hợp và được đại đa số người dân ủng hộ thì nên thay đổi. Mục tiêu làm luật không phải để xử phạt, tránh khuynh hướng không quản được thì phạt”. Ông Thăng cũng đề nghị Ban soạn thảo Dự thảo tiếp tục xin ý kiến người dân từng việc cụ thể. Nếu các bộ, ngành có ý kiến khác nhau thì trình Chính phủ lấy ý kiến biểu quyết. |
Trao đổi thêm với phóng viên báo Tiền Phong, ông Trần Sơn Hà, Cục phó Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (Bộ Công an) cho rằng: Cần hiểu cặn kẽ theo ngôn từ quy định của pháp luật. Vấn đề ở đây là “chuyển nhượng quyền sở hữu” phương tiện giao thông, chứ không phải đi xe chính chủ hay không chính chủ. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu phương tiện giao thông khi mua bán, cho, tặng… là cần thiết, nhằm bảo vệ tài sản của công dân. Trường hợp không sang tên khi chuyển nhượng, mất xe ai tìm cho - Ông Hà nói. Theo ông Hà, việc xử phạt khi mua, bán cho, tặng… phương tiện giao thông không sang tên đổi chủ có trong luật từ lâu, không phải bây giờ mới đề ra. Mục đích xử phạt không phải tối thượng, song mọi người phải biết tôn trọng tài sản của mình. Người dân phải hiểu rằng, luật không cấm việc cho mượn, hoặc việc sử dụng phượng tiện giữa các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, khi mua bán, cho, tặng, chuyển nhượng cần phải tuân thủ việc sang tên chính chủ, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Ông Hà cũng cho biết, thời gian tới, khi thực hiện xử phạt người vi phạm Luật Giao thông qua tài khoản, nếu phương tiện không sang tên chính chủ khi chuyển nhượng, sẽ rất khó xử lý. Chủ đăng ký xe sẽ phải đi nộp phạt chứ không phải người điều khiển phương tiện. Người đmua xe nhiều năm, sẽ rất khó tìm để nhờ chủ phương tiện nộp phạt cho mình. Nó sẽ rất mất thời gian và phức tạp cho người sử dụng phương tiện. |