Bộ GD-ĐT nói gì về kết quả đánh giá học sinh của PISA

Bộ GD-ĐT nói gì về kết quả đánh giá học sinh của PISA
Theo Bộ GD-ĐT, kết quả thực hiện của PISA phản ánh đúng năng lực của học sinh, đáng tin cậy.

Bộ GD-ĐT nói gì về kết quả đánh giá học sinh của PISA

Theo Bộ GD-ĐT, kết quả thực hiện của PISA phản ánh đúng năng lực của học sinh, đáng tin cậy.

Bộ GD-ĐT nói gì về kết quả đánh giá học sinh của PISA ảnh 1
 

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa công bố kết quả kỳ thi của Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (PISA) chu kỳ 2012 vào ngày 03/12/2013. Đây là kỳ đánh giá thứ 5 của PISA nhưng là kỳ đầu tiên Việt Nam tham gia.

Kết quả PISA 2012 của Việt Nam về lĩnh vực Toán học là lĩnh vực trọng tâm của kỳ PISA 2012, Việt Nam đứng thứ 17/65. Lĩnh vực Đọc hiểu: Việt Nam đứng thứ 19/65. Lĩnh vực Khoa học: Việt Nam đứng thứ 8/65.

Theo Bộ GD-ĐT, kết quả thi của Việt Nam khá cao so trong bảng xếp hạng các nước trên thế giới tham gia kỳ thi PISA 2012, đứng trong top 20 nước có điểm chuẩn các lĩnh vực Toán, Đọc hiểu, Khoa học cao hơn điểm trung bình của OECD. Việt Nam đã làm cho thế giới rất bất ngờ; chứng tỏ với sự quan tâm thường xuyên của Đảng, Nhà nước, sự chăm lo của các gia đình, các nhà trường và học sinh chúng ta đã phát huy được truyền thống hiếu học của dân tộc, không chỉ đạt thành tựu về phát triển qui mô, số lượng mà còn đạt được chất lượng giáo dục phổ thông cơ bản thuộc tốp cao của thế giới.

Điều đó cũng minh chứng năng lực của học sinh Việt Nam có thể đáp ứng được các yêu cầu khung năng lực của OECD hội nhập quốc tế, vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong bài thi PISA. Khung kiến thức, kỹ năng trong bài thi PISA được thiết kế không phụ thuộc vào chương trình GD của quốc gia nào, mà đó là khung năng lực chung của quốc tế; chứng tỏ chương trình, SGK của VN đã trang bị cho HS các kiến thức cơ bản, đáp ứng được các yêu cầu kiến thức, kỹ năng của OECD và của quốc tế. Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc và bài bản các quy trình kỹ thuật theo yêu cầu của OECD, đã chuẩn bị tâm thế cho GV và HS tham gia PISA tích cực, nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt kỳ thi KS chính thức PISA, tháng 4/2012. Điều này cũng thể hiện đội ngũ chuyên gia tổ chức triển khai PISA tại Việt Nam dù ít ỏi nhưng rất cố gắng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tiếp cận được với thế giới.

Bộ GD-ĐT khẳng định, Việt Nam đã rất nỗ lực tham gia PISA 2012, chu kỳ đầu tiên của VN; đồng thời đã rất nghiêm túc tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật và các nguyên tắc của OECD. Kết quả thực hiện phản ánh đúng năng lực của học sinh, đáng tin cậy. Học sinh VN đã nỗ lực và cố gắng hết mình để hoàn thành bài thi, đạt kết quả tốt. Điều đó cho thấy HS VN học rất khá, không thua kém gì HS OECD.

Việt Nam sẽ tiếp tục chuẩn bị cho kỳ khảo sát PISA 2015

Mục đích Việt Nam tham gia PISA là bước tích cực của hội nhập quốc tế về giáo dục; so sánh “mặt bằng” giáo dục quốc gia với giáo dục quốc tế; ĐượcOECD đưa ra kết quả phân tích và đánh giá về chính sách giáo dục quốc gia và đề xuất những thay đổi về chính sách giáo dục quốc gia; Góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: học tập quốc tế về đánh giá chất lượng giáo dục, nhất là đổi mới về kĩ thuật và phương pháp đánh giá, đưa ra cách tiếp cận mới về dạy – học, thi và đánh giá.

Theo Bộ GD-ĐT, khó khăn thách thức khi tổ chức PISA lần đầu tiên chu kỳ 2012 tại Việt Nam, đó là nước ta trong suốt thời gian thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng đã xây dựng được một đội ngũ chuyên gia có thể đảm đương được các yêu cầu kỹ thuật của OECD khi triển khai PISA tại VN, tuy nhiên, lần đầu tiên Việt Nam tham gia một kỳ thi mang tính quốc tế lại yêu cầu kỹ thuật cao và nghiêm ngặt như PISA, Việt Nam vẫn còn thiếu kinh nghiệm tổ chức và dù đã có một số chuyên gia nhưng lực lượng chuyên gia chuyên nghiệp vẫn còn mỏng.

Cùng với đó, các tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt rất ít, chủ yếu bằng tiếng nước ngoài, là khó khăn không nhỏ cho việc tìm hiểu và tiếp cận với PISA lần này. Việt Nam chưa xây dựng được dữ liệu đầy đủ về các trường có học sinh ở độ tuổi 15, trong khi đó, Việt Nam có rất nhiều loại hình trường, nhiều tổ chức quản lý, do đó rất khó khăn trong công việc chọn mẫu. Công tác dịch thuật theo yêu cầu của PISA là một vấn đề thách thức đối với đội ngũ dịch thuật của Việt Nam. Cách thức ra đề thi và cách thức đánh giá của PISA yêu cầu học sinh phải có năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Nhìn chung, các kiến thức mà đề thi của PISA đòi hỏi là không hoàn toàn xa lạ với học sinh Việt Nam. Tuy nhiên, muốn cho học sinh Việt Nam tham gia vào các đợt đánh giá của PISA một cách tự tin, cần đổi mới về cách dạy, cách học, cách tổ chức kiểm tra đánh giá trong nhà trường ở Việt Nam...

Bộ cho biết, Việt Nam sẽ phân tích kỹ báo cáo kết quả PISA 2012 để xác định đúng các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh để có chính sách thúc đẩy các yếu tố tích cực, khắc phục các yếu tố tiêu cực nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, trước mắt là chất lượng giáo dục tiểu học, giáo dục THCS. Đồng thời, sẽ tiếp tục nghiên cứu, vận dụng các kĩ thuật, phương pháp của PISA vào công tác đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, nhất là đổi mới cách ra đề kiểm tra, đề thi và phương pháp đánh giá chất lượng trên diện rộng - của từng điạ phương (không phải là đánh giá kết quả của các cá nhân các học sinh). Việt Nam sẽ tiếp tục cố gắng để chuẩn bị cho kỳ khảo sát PISA 2015./.

Theo P.Hà
VOV online

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.