Bộ binh Mỹ thế kỷ 21 có gì 'hầm hố'?

Bộ binh Mỹ thế kỷ 21 có gì 'hầm hố'?
TPO - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates trước đây từng phát biểu rằng Mỹ cần "sức mạnh trên bộ có khả năng chiến đấu với những quân đội lớn". Chính vì thế việc xem xét thực lực của lực lượng bộ binh Mỹ hiện nay sẽ cho thấy sự phát triển trong tương lai.

Bộ binh Mỹ thế kỷ 21 có gì 'hầm hố'?

> Hải quân Mỹ ‘oanh tạc’ triển lãm Hàng không Houston

> Mỹ điều quân và 'chim săn mồi' tới Nhật 

TPO - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates trước đây từng phát biểu rằng Mỹ cần "sức mạnh trên bộ có khả năng chiến đấu với những quân đội lớn". Chính vì thế việc xem xét thực lực của lực lượng bộ binh Mỹ hiện nay sẽ cho thấy sự phát triển trong tương lai.

Quân đội và lực lượng dự phòng

Tại Mỹ, lực lượng bộ binh Mỹ được gọi là "quân đội" - bởi đây chính là lực lượng chiếm số lượng người đông nhất trong quân đội Mỹ. Cùng với quân dự bị, hiện lực lượng bộ binh Mỹ có 1,2 triệu sĩ quan và binh lính. Trong số này, có 502.000 quân chính quy được biên chế thành 2 sư đoàn tăng, 2 sư đoàn kỹ thuật cơ giới, 1 sư đoàn lính dù, 1 sư đoàn dù phản ứng nhanh và 2 sư đoàn thiết giáp hãng nhẹ. Ngoài ra còn có 11 lữ đoàn độc lập (5 lữ đoàn không quân và 6 lữ đoàn pháo) và 14 bộ phận đảm bảo cho tác chiến.

Đơn vị hạt nhân tác chiến chính là sư đoàn, được cơ cấu trung bình là 16.000 người chia thành 5 lữ đoàn (trung đoàn) gồm 3 lữ đoàn chủ lực, 1 lữ đoàn kỹ thuật và 1 lữ đoàn không quân cùng các bộ phận hậu cần khác. Tóm lại Mỹ hiện có 34 lữ đoàn chủ lực có khả năng tự tác chiến và chủ động chiến đấu trực tiếp được với đối thủ.

Bộ binh Mỹ thế kỷ 21 có gì 'hầm hố'? ảnh 1
 

Với một cơ cấu như thế, so với những nhiệm vụ khá rộng đang đảm nhiệm hiện nay, lực lượng bộ binh Mỹ hiện nay chỉ đứng thứ 10 so với LLBB các nước trên thế giới. Chính vì thế lực lượng hậu bị gồm 325.000 người có vai trò rất quan trọng đối với LLBB Mỹ. Ngoài ra cần tính thêm 350.000 quân vệ binh quốc gia.

Theo nguồn tin của tuần san Jane's Defence Weekly, trong lực lượng bộ binh Mỹ có 7.620 xe tăng, 21.600 thiết giáp, 3.700 xe tự hành, xe kéo pháo, 850 giàn phóng hỏa lực, gần 500 giàn tên lửa tầm cao, 300 máy bay, 4.600 trực thăng chiến đấu và vận tải, hàng trăm xe lội nước... Chính nhờ một cơ cấu hùng hậu như thế nên lực lượng bộ binh Mỹ có thể hoàn thành hầu như bất kỳ chiến dịch nào được giao phó.

Cùng với những biến động lớn chính trị - quân sự mang tính toàn cầu trong vòng hơn 10 năm qua, thì vai trò của lực lượng bộ binh Mỹ đối với nhiệm vụ bảo vệ lợi ích quốc gia cũng thay đổi triệt để. Những kinh nghiệm chiến trường tại Afghanistan, đặc biệt là tại Iraq đã cho thấy, cơ cấu theo kiểu các sư đoàn hiện nay đã già cỗi, lỗi thời. Chúng không có khả năng phản ứng nhanh đối với các tình huống cục bộ cũng như trên diện rộng.

Tất cả những điều này buộc các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ phải nhanh chóng cải tổ lại cơ cấu cũng như tổ chức lại lực lượng bộ binh Mỹ sao cho nó có thể hoạt động nhanh chóng, hiệu quả trong các cuộc chiến lớn cũng như giải quyết các xung đột mang tính khu vực. Bản chất của cuộc cải tổ này là tạo cho lữ đoàn có tính độc lập cao, có khả năng tác chiến độc lập, cũng như cần tăng số lượng lữ đoàn hơn nữa.

Hiện phía Mỹ đã cải tổ xong và hoàn thiện nhiệm vụ chiến đấu cho sư đoàn kỹ thuật số 3 tại Iraq. Với kinh nghiệm thực tiễn thì từ nay đến 2008, lực lượng bộ binh Mỹ sẽ được cơ cấu tổ chức và sẽ nâng số lữ đoàn lên thành 48. Giai đoạn kế tiếp là sẽ tổ chức lại lực lượng hậu bị và cảnh vệ quốc gia.

Một điểm đáng chú ý khác, là tuổi bình quân của lực lượng bộ binh Mỹ hiện nay là khá cao. Những tân binh hiện nay có độ tuổi từ 35 - 40 tuổi. Điều này cho thấy đang thiếu những người mong muốn gắn bó đời mình với quân đội và mặt khác cũng phản ánh bức tranh đen tối khi những mất mát của lính Mỹ tại chiến trường Afghanistan và Iraq là khá lớn.

Với độ tuổi trung bình cao như thế thì những yêu cầu về thể lực lại phải giảm xuống. Với những người này, quân đội buộc phải hạ thấp việc rèn luyện về thể lực, bởi chỉ số sức khỏe của họ thấp hơn 2 lần so với độ tuổi 17 - 20, dù các yếu tố học vấn và yếu tố tâm lý giữa các độ tuổi này là như nhau.

Nhờ có biện pháp tăng thêm độ tuổi phục vụ lực lượng bộ binh Mỹ đã cho phép bổ sung thêm quân số cho lực lượng bộ binh Mỹ (Việc tuyển quân cho lực lượng không quân vẫn giữ như quy định cũ là 27 tuổi và hải quân là 35 tuổi).

Bộ binh Mỹ thế kỷ 21 có gì 'hầm hố'? ảnh 2
 

Vũ khí và trang thiết bị

Những kinh nghiệm giao tranh tại Iraq và Afghanistan đang đòi hỏi phải có những thay đổi vũ khí cho lực lượng bộ binh Mỹ . Trước hết là vũ khí cá nhân của người lính. Báo Stars and Stripes công bố kết quả khảo sát của một phòng thí nghiệm thuộc lực lượng bộ binh Mỹ và cho ra kết quả không mấy khả quan đối với súng trường M-16. Loại súng này không hoạt động khi có cát rơi vào, rất khó sử dụng nó trong điều kiện thành phố và trong các trận đánh có cự ly gần. Vì thế một bộ phận không nhỏ lính Mỹ thích sử dụng súng AK (Kalashnikov), vốn có nhiều tính năng tốt hơn, sử dụng tốt trong điều kiện ở Iraq và Afghanistan.

Còn đối với trang phục thì sao? Hầu như không có khiếm khuyết nào chỉ trừ mỗi việc áo không có túi ở tay. Đây dường như là bộ quân phục được cho là tốt nhất nếu so với quân phục của lực lượng bộ binh Mỹ các nước khác. Được may từ chất liệu vải đặc biệt, bộ trang phục rất bền và nhẹ, có thể thích ứng với 4 vùng khí hậu, còn giày thì tuyệt hảo: Không thấm nước, không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao hay lạnh giá, màu sắc phù hợp với từng địa hình, từng mùa trong năm.

Bộ áo giáp chống đạn, mặt nạ phòng độc, mũ sắt... nặng 7,5 kg được thiết kế đảm bảo độ an toàn khá cao cho người lính. Áo giáp chống đạn được may bằng loại vải đặc biệt, có phủ một lớp titan giúp cho người mặc không chỉ chống được đạn bắn ra từ súng ngắn hay các mảnh đạn nhỏ, mà còn có thể chống được cả đạn súng trường hay những mảnh đạn, bom cỡ lớn.

Mũ sắt (nặng từ 1,5 - 1,9 kg - tùy theo kích cỡ) có nhiều lớp được phủ nhựa phenol đảm bảo cho đầu không bị thương khi bị đạn súng ngắn hay các mảnh đạn nhỏ văng vào. Ngoài ra, lính đánh bộ Mỹ còn được trang bị loại quần áo chống ẩm ướt (nặng khoảng hơn 1 kg) cũng như túi ngủ sử dụng được trong thời tiết nóng nực hoặc băng giá.

Trong hành trang lực lượng bộ binh Mỹ còn có các loại thức ăn, đồ uống được chế biến sẵn đảm bảo hàm lượng 1.300 calo. Các loại thức ăn này gồm 70 món khác nhau để cho binh lính chọn lựa theo khẩu vị và số lượng mang theo đủ cho 3 ngày tác chiến. Mỗi một khẩu phần ăn nặng 730 gr và có thời hạn sử dụng từ 6 tháng đến 1 năm tùy theo tính chất khí hậu của các vùng miền.

Trang bị, quân dụng của lính bộ binh Mỹ thường xuyên được chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu của chỉ huy các lữ đoàn. Trong quá trình đưa vào sử dụng, các vị lữ đoàn trưởng sẽ thu thập thông tin từ thực tế sau đó sẽ đưa ra các yêu cầu cụ thể để hoàn thiện thêm. Chẳng hạn, hiện Mỹ đang thử nghiệm 2 loại mũ mới, 3 loại quân phục, giày, áo chống đạn và hơn 20 mẫu mã quân dụng khác cho sĩ quan và binh lính của mình tại chiến trường Iraq và Afghanistan. Đơn vị tham gia vào các chiến dịch quân sự hay làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình cứ 3 năm một lần sẽ nhận được những mẫu mã trang bị, quân dụng mới.

Hoàng Hoài Sơn

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.