Bình Liêu đông nghìn nghịt, khách than 'không còn chỗ đứng'

0:00 / 0:00
0:00
Cột mốc 1305 ("Sống Lưng Khủng Long" Bình Liêu) và cột mốc 1297 (Lạng Sơn) đông kín khách du lịch, đặc biệt vào dịp cuối tuần, khi cỏ lau đang vào mùa nở rộ.

Xuất phát từ 8h sáng 2/11, Kiều Dung (sinh năm 2001) cùng nhóm bạn đi xe máy vượt quãng đường 215 km từ Bắc Ninh đến huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để chinh phục cột mốc 1305 (Sống Lưng Khủng Long) và cột mốc 1297 (thuộc địa phận tỉnh Lạng Sơn, giáp ranh huyện Bình Liêu). Đây là những địa điểm check-in "hot" thời gian vừa qua khi cỏ lau vào mùa nở rộ.

Tuy nhiên khi đến nơi, cảnh tượng đông đúc khiến du khách này rất bất ngờ. "Đi cuối tuần, tôi cũng đoán trước là sẽ đông nhưng không ngờ đông đến nỗi không có cả chỗ đứng", Dung nói.

Bình Liêu đông nghìn nghịt, khách than 'không còn chỗ đứng' ảnh 1
Cảnh "biển người" chen chúc tại cột mốc 1297 (tỉnh Lạng Sơn). Ảnh: Hoàng Cường.
Bình Liêu đông nghìn nghịt, khách than 'không còn chỗ đứng' ảnh 2
Bình Liêu đông nghìn nghịt, khách than 'không còn chỗ đứng' ảnh 3
Bình Liêu đông nghìn nghịt, khách than 'không còn chỗ đứng' ảnh 4Bình Liêu đông nghìn nghịt, khách than 'không còn chỗ đứng' ảnh 5

"Sống Lưng Khủng Long" là tên gọi đoạn đường núi đến cột mốc 1305 (huyện Bình Liêu, Quảng Ninh). Cung đường "sắc nhọn", trải dài như sống lưng giữa dãy núi là điểm check-in yêu thích của nhiều bạn trẻ. Ảnh: Sơn Tùng, Kiều Dung, Lan Anh.

Tượng tự, Lan Anh (sinh năm 2001, sống tại Hà Nội) cũng cảm thấy choáng ngợp trước cảnh "một mét vuông hàng chục người check-in" tại các đỉnh cột mốc nổi tiếng.

"Cả 2 mốc 1297 và 1035 đều rất đông du khách dịp cuối tuần. Mọi người đều phải xếp hàng và chờ lâu để chụp ảnh với mốc vì quá đông", Lan Anh chia sẻ.

Tình trạng đông nghịt, tắc nghẽn tại Bình Liêu bắt đầu từ cuối tháng 10 - đầu tháng 11, khi miền Bắc chính thức sang thu, cỏ lau tại các đồi dọc đường biên giới nở trắng ngà, nịnh mắt.

Trao đổi với Tri Thức - Znews ngày 5/11, bà Tô Thị Nga, Phó trưởng phòng phụ trách Văn hoá Thông tin huyện Bình Liêu, cho biết khu vực cột mốc 1035 "Sống Lưng Khủng Long" là một trong những điểm check-in được yêu thích trên địa bàn huyện.

Trong tháng 10/2024, số lượng khách đến Bình Liêu ước đạt 38.000 lượt, tăng 113% so với giai đoạn 15/9-15/10/2023 (17.830 lượt).

Phó trưởng Phòng Văn hóa nhận định thời tiết thu - đông mát mẻ, đồng thời mùa hoa cỏ lau đang nở rộ khắp núi đồi và đường sá đi lại thuận tiện là 3 nguyên nhân quan trọng khiến du khách đổ xô đến Bình Liêu thời điểm này.

Theo anh Trương Mạnh Hùng, hướng dẫn viên của Bình Liêu Travel, không chỉ năm nay, dịp tháng 10-11 những năm trước, các điểm cột mốc tại Bình Liêu, Lạng Sơn cũng rơi vào cảnh "đông chưa từng có".

Bình Liêu đông nghìn nghịt, khách than 'không còn chỗ đứng' ảnh 6Bình Liêu đông nghìn nghịt, khách than 'không còn chỗ đứng' ảnh 7
Các cột mốc biên giới tại Bình Liêu chật kín du khách dịp cuối tuần 2-3/11. Ảnh: Bình Liêu Travel.

Anh Hùng tiết lộ lượng khách đi tour đông nhất là vào 2 ngày cuối tuần, tăng gấp 6-7 lần so với thời điểm trong tuần. Nam hướng dẫn viên chia sẻ khách phần lớn bên tour là khách Việt, yêu thích thời tiết mùa thu dễ chịu và có xu hướng đến các điểm miền núi vào thời điểm này để chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ.

"Ưu thế là các điểm cột mốc không quá khó leo, du khách có thể đi trong ngày, một vài tiếng là chinh phục được. Thậm chí, nhiều gia đình cho cả trẻ con cùng leo và tham quan, trải nghiệm", anh Hùng, nói.

Theo thống kê từ UBND huyện Bình Liêu, hiện địa bàn có hơn 40 cơ sở lưu trú với trên 313 phòng (trong đó có 149 phòng đơn, 139 đôi và 25 tập thể), với 3 khách sạn, 24 nhà nghỉ,13 homestay trong đó chủ yếu tập trung ở thị trấn (15 cơ sở). Do số lượng cơ sở lưu trú không nhiều, khách chủ yếu đi về trong ngày. Đa phần khách muốn chụp ảnh check-in với cỏ lau, ngắm hoàng hôn nên cảnh đông đúc thường kéo dài trong nhiều giờ, đoàn này nối tiếp đoàn khác.

Tuy "đông không có chỗ đứng", hầu hết du khách đều hài lòng với cảnh đẹp hùng vĩ tại nơi đây.

Du khách Kiều Dung chia sẻ: "Cảnh đồi núi hùng vĩ, dọc đường biên giới, vẻ đẹp bạt ngàn của lau sậy, các rừng keo, rừng hồi khiến tôi cảm thấy công sức bỏ ra rất xứng đáng".

Được mệnh danh là "Sapa của Quảng Ninh", Bình Liêu có những dãy núi dài và cao tạo nên cảnh sắc đẹp mắt. Đặc biệt, con đường dọc biên giới Việt - Trung với những cột mốc biên giới và khung cảnh hùng vĩ được ví như "sống lưng khủng long," thu hút rất nhiều du khách.

Bình Liêu có nhiều cột mốc biên giới nổi tiếng như 1300, 1302, 1305 và 1327, nằm dọc tuyến đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Những cột mốc này không chỉ mang giá trị lịch sử mà còn là điểm check-in lý tưởng cho du khách.

Trong khi đó, Cột mốc 1297 nằm tại xã Bắc Xa, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam, giáp ranh với xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Mặc dù thuộc địa phận Lạng Sơn, nhưng do vị trí gần Bình Liêu, nhiều du khách thường xuất phát từ Bình Liêu để đến cột mốc này. Từ thị trấn Bình Liêu, du khách có thể đi theo quốc lộ 18C đến xã Vô Ngại, sau đó rẽ trái qua cầu và tiếp tục khoảng 20 km để đến cột mốc 1297.


Link gốc: https://lifestyle.znews.vn/binh-lieu-dong-nghin-nghit-khach-than-khong-con-cho-dung-post1509023.html?

Theo ZNews
MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.