Biệt thự, nhà liền kề Hà Nội 'ế' giao dịch

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Theo báo cáo của Savills, trong Quý 3, tỷ lệ hấp thụ biệt thự, nhà liền kề tại Hà Nội chỉ đạt 19%, giảm 6 điểm % cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức hấp thụ thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.

Giao dịch biệt thự, nhà liền kề xuống đáy

Savills vừa công bố báo cáo thị trường BĐS Việt Nam Quý 3/2021. Theo Savills, quy định về giãn cách xã hội đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung biệt thự, nhà liền kề trong Quý 3/2021. Nguồn cung mới Quý 3/2021 đạt 225 căn, giảm -75% theo quý và -47% theo năm.

Nguồn cung sơ cấp đạt 1.088 căn, giảm -44% theo quý và -40% theo năm. Quận Hoàng Mai có thị phần lớn nhất với 32%, Đông Anh theo sau với 20% và Hoài Đức với 15%. Khu vực phía Tây đã luôn dẫn đầu thị trường biệt thự/liền kề từ Quý4/2019, tuy nhiên khu vực này đã mất vị trí dẫn đầu trong Quý 3 do có nguồn cung khá hạn chế.

Biệt thự, nhà liền kề Hà Nội 'ế' giao dịch ảnh 1

Trong Quý 3, tỷ lệ hấp thụ biệt thự, nhà liền kề tại Hà Nội chỉ đạt 19%, giảm 6 điểm % cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức hấp thụ thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.

Cũng theo báo cáo của Savills, trong Quý 3, tỷ lệ hấp thụ biệt thự, nhà liền kề tại Hà Nội chỉ đạt 19%, giảm 6 điểm % cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức hấp thụ thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.

Theo Savills, nguyên nhân là do nguồn cung mới hạn chế đến từ các hoạt động mở bán bị trì hoãn và vấn đề pháp lý của một số dự án chưa được giải quyết. Hơn 300 dự án "treo" rải rác khắp các địa bàn quận, huyện của Hà Nội. Hiện chính quyền đang tìm các giải pháp cũng như hướng dẫn chủ đầu tư giải quyết những vướng mắc để sớm đưa dự án vào khai thác hoặc kiên quyết thu hồi đất không đưa vào sử dụng.

Thứ hai là hàng tồn kho giá cao. Savills cho biết, mặc dù hầu hết chủ đầu tư đều không thay đổi bảng giá, giá sơ cấp trung bình vẫn tăng đáng kể do không có nguồn cung mới...Thị trường đồng thời ghi nhận tồn kho giá cao, giá trung bình của các căn đã bán thấp hơn khoảng 15% so với giá trung bình của hàng tồn kho.

Các yếu tố này kết hợp cùng với sự thận trọng của người mua trong thời kỳ đại dịch khiến lượng giao dịch sụt giảm mạnh.

Về mặt bằng giá, mặc dù hầu hết các chủ đầu tư đều không thay đổi bảng giá nhưng giá sơ cấp trung bình vẫn tăng đáng kể do không có nguồn cung mới cùng giá chào bán thấp tại các quận/huyện nằm ngoài trung tâm. Giá sơ cấp trung bình nhà liền kề đạt 5.541 USD/m2, tăng 20% theo năm. Giá nhà phố đạt mức 9.193 USD/m2, tăng 38% theo năm...

Từ nay tới cuối năm, Savills dự kiến thị trường Hà Nội sẽ đón nhận khoảng 650 căn từ 6 dự án, chủ yếu ở huyện Hoài Đức và quận Từ Liêm. Ngoài ra, khoảng 4.000 căn sẽ được tung bán vào năm 2022, với khu vực phía Tây chiếm 65% thị phần.

Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao, Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu Savills cho biết: “Đối với thị trường nhà ở thấp tầng tại Hà Nội trong quý cuối năm, nguồn cung cùng lượng giao dịch dự kiến sẽ được hồi phục. Trong khi đó, giá bán dự kiến không có nhiều sự thay đổi do thị trường cũng đã tăng trưởng khá mạnh trong thời gian đầu năm”.

Hết thời 'lướt sóng' đẩy giá bất động sản

Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam nhìn nhận từ nay đến đầu năm 2022, thị trường bất động sản sẽ không có nhiều thay đổi lớn. Việc các nhà đầu tư thực hiện các giao dịch "lướt sóng" đẩy giá trong thị trường bất động sản thời gian tới cũng không khả thi, nhất là khi Việt Nam chưa hoàn toàn được kiểm soát dịch và còn những hạn chế trong mặt giao tiếp xã hội, cũng như các hoạt động kinh doanh.

Biệt thự, nhà liền kề Hà Nội 'ế' giao dịch ảnh 2

Theo chuyên gia, việc các nhà đầu tư thực hiện các giao dịch "lướt sóng" đẩy giá trong thị trường bất động sản thời gian tới cũng không khả thi.

Đối với nhóm đầu tư cá nhân, ông Khương phân tích nếu có nhu cầu nhà ở, nguồn tiền đã có sẵn từ trước, không phải sử dụng đòn bẩy kinh tế thì đây là một cơ hội tốt để mua nhà. Tuy nhiên, đối với nhóm đầu tư "lướt sóng" hay nhóm đầu tư ngắn hạn thì chưa phải là thời điểm thích hợp.

Đối với nhà đầu tư tổ chức, Savills Việt Nam nhận thấy mảng BĐS du lịch, BĐS thương mại được quan tâm thận trọng. Riêng đối với BĐS nhà ở, BĐS văn phòng thì họ vẫn đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, khó khăn của các nhà đầu tư trong trường hợp này là việc sang Việt Nam để nghiên cứu thêm về thị trường do những hạn chế của chuyến bay thương mại quốc tế. Nếu các đường bay được mở lại thì các nhà đầu tư này sẽ ồ ạt sang Việt Nam để tiếp tục các hoạt động về buôn bán và sáp nhập.

Đánh giá về những tác động của đại dịch COVID-19 lên phân khúc BĐS nhà ở, ông Khương nhận định về mặt tích cực, sau dịch các nhà quy hoạch đô thị sẽ có cơ hội nhìn lại cách phát triển quy hoạch thế nào là hiệu quả nhất.

Mặt tích cực thứ hai là qua dịch bệnh này, các nhà hoạch định kinh tế nói chung, các nhà phát triển bất động sản nói riêng sẽ có cơ hội nhìn nhận lại chiến lược trung và dài hạn...

MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.