TP - Ít ai biết, trong giờ phút nguy nan, khi mẹ Nhu ngã xuống để bảo vệ cán bộ đang che giấu, dưới hầm bí mật, trước chân dung Bác Hồ, các dũng sĩ Thanh Khê đã tuyên thệ quyết tử, chiến đấu đến cùng. Tượng đài Mẹ Nhu bao năm qua vẫn sừng sững nơi cửa ngõ vào thành phố…
TPO - Ngày 30/7, Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến Khối vũ trang Biệt động Quân khu Sài Gòn - Gia Định và Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (TPHCM) tổ chức tiếp nhận hiện vật lịch sử do gia đình chiến sĩ Biệt động Sài Gòn Lâm Sơn Náo trao tặng.
TPO - Tên nữ chiến sĩ biệt động dẫn Trung đoàn 24 đánh vào Sân bay Tân Sơn Nhất? Sau khi hạ cờ “ba sọc” từ dinh Độc Lập, anh hùng Bùi Quang Thận làm gì với nó? … là những câu hỏi thử thách hiểu biết của bạn về sự kiện lịch sử Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975.
Trong phút sinh tử, bà nhìn thấy mẹ mình hai tay đang bị còng vào cột sắt trên bàn. Người con nhìn thẳng vào đôi mắt sáng của mẹ và nhận được thông điệp: "Quân ơi, mẹ thà chết và con thà hy sinh chứ nhất định không được nhận nhau, không được khai báo". Bọn giặc chỉ trông chờ phút giây bà mẹ sẽ hét lên thật to: "Không được giết con tao" để hoàn tất lời khai.
TP - Thương binh Phan Văn Hôn (Bảy Hôn) năm nay 70 tuổi, sống tại huyện Củ Chi, TPHCM. Trận tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 dù đã trôi vào miền quá khứ gần nửa thế kỷ, nhưng mỗi lần ngồi nhắc lại, ông Bảy Hôn vẫn bùi ngùi xúc động.
Tham gia vào lực lượng Biệt động Sài Gòn (BĐSG) huyền thoại đánh giặc cứu nước, 3 lần bị địch bắt, bà đã trải qua hàng loạt cuộc tra tấn tàn khốc của kẻ thù; và tưởng như nó đã cướp đi quyền thiêng liêng làm mẹ của bà... Nhưng trong chiến tranh, ngoài những mất mát, đau thương vẫn có vô số những điều kỳ diệu.
TP - Câu chuyện 45 năm về trước, cậu bé 13 tuổi biệt động thành Đà Nẵng Nguyễn Văn Hòa được tổ chức phân công ôm lựu đạn ám sát chính người mà mẹ mình gọi bằng cậu - là kẻ có nhiều nợ máu với nhân dân.
TP - Đó là tên của tuyển tập phóng sự, ký sự của tác giả Băng Phương (tên thật là Phạm Văn Bằng, sĩ quan quân đội đang công tác tại Lữ đoàn Đặc công 429, Binh chủng Đặc công) vừa được NXB Lao động ấn hành.
Không ít những chiến sĩ Biệt động Sài Gòn đang sống âm thầm không đòi hỏi giữa đời thường, mưu sinh bằng nghề đan sọt tre, bó chổi đót. Nhiều người một thời từng lập chiến công oanh liệt đang bị lãng quên, thậm chí không được biết đến.
TP - Trong bộ phim tài liệu dài tập nổi tiếng Việt Nam, thiên lịch sử truyền hình, do hãng NBC-Mỹ sản xuất, có cảnh quay ngắn về một thanh niên dáng dấp thư sinh, đeo kính râm, chạy xe máy chở bộ đội cầm cờ giải phóng, dẫn đường đưa quân Cách mạng tiến vào nội thành giải phóng Huế mùa xuân 1975. Sau 38 năm, phóng viên Tiền Phong có dịp gặp lại nhân vật này giữa đời thật.