Bị tai nạn khi đạp xe tập thể dục, một trưởng khoa trường ĐH Quy Nhơn tử vong

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quang (thứ hai từ phải qua) và các đồng nghiệp tại trường ĐH Quy Nhơn. Ảnh: Đại Dương
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quang (thứ hai từ phải qua) và các đồng nghiệp tại trường ĐH Quy Nhơn. Ảnh: Đại Dương
TPO - Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quang - nguyên Trưởng Khoa Ngữ Văn, Đại học Quy Nhơn bất ngờ bị tai nạn, đã từ trần lúc 15 giờ 30 phút ngày 26/3.

Sáng 26/3, trong khi đang đạp xe tập thể dục ở khu vực gần nhà (đường Nguyễn Thị Định, phường Nguyễn Văn Cừ, TP.Quy Nhơn, Bình Định), Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quang bất ngờ bị một nam thanh niên đi xe máy đâm vào.

Ông được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Mặc dù được các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định tận tình cứu chữa nhưng do bị chấn thương nặng nên ông đã từ trần vào hồi 15 giờ cùng ngày.

 Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quang sinh năm 1954, tại Nam Đàn, Nghệ An; từng là sinh viên Khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP Vinh. Năm 1978, sau khi tốt nghiệp đại học, ông được phân công giảng dạy tại Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn (nay là trường ĐH Quy Nhơn).

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quang là chuyên gia có nhiều uy tín về văn học Trung đại, ông có nhiều công trình nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và Truyện Kiều, về Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc. Đặc biệt, ông có nhiều công trình nghiên cứu về nghệ thuật tuồng Bình Định… Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quang từng làm Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn Trường Đại học Quy Nhơn liên tiếp hai nhiệm kỳ. Ông chính thức nghỉ hưu năm 2018.

Suốt 40 năm miệt mài nghiên cứu và giảng dạy, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quang đã tham gia đào tạo hàng nghìn giáo viên Ngữ văn các cấp, hướng dẫn hàng trăm học viên cao học và nghiên cứu sinh khắp miền Trung, Tây Nguyên….

MỚI - NÓNG
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
TPO - Ngày 20-4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ Hà Nội số 50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm đã diễn ra buổi toạ đàm “Nghề Đông y Hoàn Kiếm gắn với sự phát triển phố nghề Lãn Ông”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa “Giữ nghề xưa trên phố”, nhằm tôn vinh nghề đông y cổ truyền và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.