Bí mật vũ khí không gian của Trung Quốc

Bí mật vũ khí không gian của Trung Quốc
Giới tình báo và quân sự Mỹ đang lo ngại Trung Quốc có thể sẽ sớm thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh vào cuối tuần này.

> Cảnh báo chạy đua vũ trang không gian mạng

Trong vài tháng gần đây, cộng đồng quân sự và tình báo Mỹ liên tục đồn đoán Trung Quốc sẽ thử vũ khí không gian.

Thông tin này do chuyên trang không gian Space.com dẫn lời ông Gregory Kulacki, Trưởng nhóm dự án Trung Quốc thuộc tổ chức UCS có trụ sở tại Cambridge, cho biết.

Ông Kulacki chia sẻ: “Trước thềm Giáng sinh, một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ đã tiết lộ rằng chính quyền Tổng thống Obama đang hết sức lo ngại về vụ thử bắn vệ tinh (ASAT) sắp tới của Trung Quốc”.

Dựa trên những nguồn thạo tin và các sứ mệnh ASAT của Trung Quốc trong quá khứ, chuyên gia này cảnh báo rằng có khả năng vụ thử trên sẽ diễn ra vào ngày 11.1. Đây là thời điểm diễn ra các vụ bắn thử của Bắc Kinh vào năm 2007 và 2010. Tuy nhiên, ông Kulacki cũng thừa nhận rằng Washington vẫn chưa rõ nội dung lẫn mục tiêu trong lần thử này nếu có.

Hồi năm 2007, Trung Quốc phá hủy thành công một trong các vệ tinh thời tiết không còn hoạt động và trôi trên quỹ đạo cách mặt đất khoảng 853 km.

Sau đó, vào năm 2010, Bắc Kinh vận dụng công nghệ tương tự để triệt tiêu một vật thể không nằm trên quỹ đạo.

Theo chuyên gia Kulacki, một số quan chức Mỹ nghi ngờ rằng Trung Quốc có thể muốn nâng tầm bắn so với những vụ thử trước, nhằm vào mục tiêu ở độ cao trên 19.000 km thuộc quỹ đạo tầm trung của trái đất (MEO).

Trên lý thuyết, khả năng bắn đến MEO khiến các vệ tinh hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của Mỹ rơi vào tầm ngắm. Vì thế, chuyên gia Kulacki thúc giục Washington cần đề nghị Bắc Kinh không nên triển khai thêm bất cứ vụ thử ASAT nào. Đến nay, Mỹ và Nga đều đã từ bỏ những vụ thử nghiệm ASAT vốn tạo ra khá nhiều rác trên quỹ đạo.

Vụ thử của Trung Quốc hồi năm 2007 đã tạo ra 3.000 mảnh rác vương vãi. Cuộc thử nghiệm sắp tới, nếu diễn ra, có thể không quá phô trương như những lần trước.

Theo đó, Bắc Kinh có thể không hủy diệt vệ tinh tạo ra rác thải, vốn ẩn chứa nguy cơ cho chính các vệ tinh tương lai của Trung Quốc. Theo dự kiến, Bắc Kinh vài năm tới sẽ đặt thêm hơn 20 vệ tinh mới lên MEO, nhằm hoàn chỉnh Hệ thống định vị Bắc Đẩu.

Giữa lúc giới truyền thông loan tin Trung Quốc đang muốn tiến hành vụ thử ASAT để nhắm vào hệ thống GPS của Mỹ, tờ Hoàn Cầu thời báo ngày 6.1 đăng bài xã luận liên quan vấn đề này.

Theo bài viết, Bắc Kinh “có quyền triển khai sứ mệnh” đó vì đây là con át chủ bài chống lại Washington trong tương lai. Tuy nhiên, bài báo chẳng đả động gì về tính xác thực của nguồn tin trên mà chỉ nhận định Trung Quốc cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu vũ khí tiêu diệt vệ tinh để phát triển hoàn chỉnh vũ khí không gian.

Trong khi đó, việc Bắc Kinh tiếp tục theo đuổi các vụ thử ASAT đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nước khác.

Tờ The Indian Express vừa đưa ra nhận định rằng Ấn Độ cũng cần tăng cường sức mạnh trong lĩnh vực này nếu không muốn bị đe dọa trong tương lai. Vì thế, nếu Trung Quốc tiếp tục thử ASAT có thể dẫn đến cuộc chạy đua vũ khí không gian khiến tình hình thế giới thêm bất ổn.

Theo Thụy Miên
Thanh Niên

Hải quân Trung Quốc “nhận 24 chiến đấu cơ J-16”

Dựa vào những hình ảnh chưa chính thức trên internet, hải quân Trung Quốc đã nhận 24 máy bay chiến đấu J-16 từ Tập đoàn Thẩm Dương, theo trang tin Wantchinatimes (Đài Loan). Liên quan đến loại máy bay này, trang mạng quân sự Strategy Page đưa tin Nga và Trung Quốc hồi năm 1999 đã hợp tác nâng cấp dòng Su-30MKK thành Su-30MK2. Dựa trên thiết kế của Su-30MK2, Trung Quốc chế tạo nên J-16 trở thành dòng chiến đấu cơ chủ lực cho quân đội nước này.

Trong một diễn biến khác, CNA ngày 7.1 đưa tin một số lớn chiến đấu cơ J-6 cũ được chuyển sang biến thể không người lái hiện đang đồn trú tại căn cứ không quân Liên Thành thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Hồi thập niên 1990, Bắc Kinh cho nghỉ hưu các phi đội J-6, vốn được xem như một phiên bản của MiG-19 do Nga sản xuất.

 
Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.