Bị chỉ trích, Burger King phải rút quảng cáo về bánh kiểu Việt Nam

Hình ảnh nhân vật ăn bánh burger bằng đôi đũa màu đỏ cỡ lớn. (Ảnh chụp từ clip)
Hình ảnh nhân vật ăn bánh burger bằng đôi đũa màu đỏ cỡ lớn. (Ảnh chụp từ clip)
TPO - Trong đoạn clip quảng cáo mới của hãng đồ ăn nhanh này, các nhân vật thử món bánh mì kẹp thịt và tương ướt ngọt kiểu Việt Nam bằng đôi đũa màu đỏ cỡ lớn, bên dưới là dòng chú thích: “Tận hưởng vị giác trên đường đến thành phố Hồ Chí Minh”.

Đoạn quảng cáo đăng trên tài khoản Instargram của hãng ở New Zealand đã vấp phải phản ứng mạnh của dư luận và chỉ trích là thiếu nhạy cảm văn hóa. Burger King phải xóa đoạn phim này và đưa ra lời xin lỗi.

Các chuyên gia cho rằng sự việc này là ví dụ mới nhất cho thấy một nhãn hàng đã thất bại khi cố gắng trở nên phù hợp hơn với khách hàng, và cũng cho thấy hiệu quả ngày càng tăng của mạng xã hội trong việc phát hiện những sai lầm như vậy.

Đoạn phim quảng cáo gây chú ý sau khi cô Mario Mo, một người New Zealand gốc Hàn Quốc, chế giễu Burger King trong một chủ đề gây sốt trên Twitter.

Mo viết rằng khi mới xem clip, cô nghĩ rằng cô đã bỏ lỡ cái gì đó. Cô không tin nổi ai đó có thể đăng một quảng cáo như thế hay tại sao một hãng như Burger King lại chấp nhận nó. Nhưng cô nói rằng điều đó cũng không ngạc nhiên vì những người da màu liên tục phải đấu tranh với điều này điều khác.

Trong các đoạn tweet của mình, Mo viết về tầm quan trọng của việc nói không với mọi biểu hiện của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, từ “những kiểu biến nền văn hóa của người khác thành trò cười, đến những loại bắn và giết những người đang cầu nguyện một cách hòa bình”.

Mo viết rằng đũa được hàng tỷ người khắp thế giới sử dụng, nhưng chúng thường không được dùng để ăn bánh burger. Không chỉ thế, đoạn quảng cáo còn có một sai lầm khác. Đó là tương ớt ngọt phổ biến trong ẩm thực Thái Lan hơn Việt Nam. Một loại bánh burger thịt gà kiểu Nhật Bản của hãng Burger King được gọi là “tonkatsu”, dù “tonkatsu” dịch ra là thịt lợn chiên.

“Đối với tôi, đó chỉ là một mô tả khác về văn hóa châu Á mà có thể hợp lại thành một bức tranh biếm họa”, Mo viết.

Rất nhiều người bình luận về chủ để do Mo nêu ra. Họ nói rằng họ nhiều lần bị chế giếu về văn hóa. Nhưng một số người khác cho rằng chị phản ứng quá mức và không có khiếu hài hước.

Trước Burger King, nhiều công ty khác cũng vấp phải chỉ trích tương tự vì thiếu nhạy cảm chủng tộc. Năm ngoái, hãng Dolce & Gabbana chạy quảng cáo ở Trung Quốc để quảng bá một chương trình thời trang. 3 đoạn phim quảng cáo ngắn khắc họa một cô gái châu Á mặc quần áo D&G vất vả khi ăn pizza, spaghetti và cannoli bằng đũa. Một người dẫn nam cố gắng chỉ cho cô gái cách ăn như thế nào cho đúng. Anh ta nói: “Hãy dùng những vật nhỏ như đũa này để ăn món pizza rất vĩ đại của chúng ta”.

Dolce & Gabbana gỡ 3 đoạn quảng  khỏi mạng xã hội Trung Quốc sau 24 giờ đăng tải vì vấp phải phản ứng quá dữ dội.

Năm 2018, hãng Heineken cho ra một đoạn quảng cáo mà trong đó một nhân viên pha chế đi qua chai bia loại nhẹ để tiến đến một phụ nữ da trắng. Cái chai trượt xuống qua 3 khách hàng da đen. Thông điệp của đoạn quảng cáo là: “Đôi khi sáng hơn vẫn tốt hơn”. Heineken cũng phải rút quảng cáo này.

Năm 2017, thương hiệu Dove chạy đoạn quảng cáo về sản phẩm sữa tắm, trong đó một phụ nữ da đen cởi bộ đồ màu nâu, để lộ ra một phụ nữ da trắng mặc đồ lót màu sáng. Đoạn quảng cáo này bị chỉ trich là khuyến khích tư tưởng phân biệt chủng tộc, khuyến khích phụ nữ da màu tẩy sạch cho đến khi có làn da trắng. Dove sau đó cũng phải rút quảng cáo này.

Theo theo SCMP
MỚI - NÓNG
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
TPO - Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản trên đầm Lập An, chưa bao giờ người dân thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại chịu những thiệt hại dồn dập về nhà cửa, khu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cá bị trôi mất, bị chết do sốc ngạt nước như hiện nay.