Bí ẩn về sự tồn tại của nữ thần chiến binh Amazon trong thần thoại Hy Lạp

Hình minh họa mô tả các chiến binh Amazons trong trận chiến từ Bộ sưu tập des vases grecs de le Comte de M Lamberg, quyển II, Bảng 17, Paris, từ năm 1813 đến năm 1824, của Alexandre de Laborde.
Hình minh họa mô tả các chiến binh Amazons trong trận chiến từ Bộ sưu tập des vases grecs de le Comte de M Lamberg, quyển II, Bảng 17, Paris, từ năm 1813 đến năm 1824, của Alexandre de Laborde.
TPO - Những nữ chiến binh trong thần thoại Hy Lạp cổ đại đã chinh chiến khắp vùng đất rộng lớn xung quanh biển Đen liệu có phải chỉ là nhân vật hư cấu hay chỉ xuất hiện trong văn thơ?
Theo nghiên cứu của các nhà sử học hiện đại, những nữ thần chiến binh Amazon xuất hiện lần đầu trong thơ của Homer vào thế kỷ VIII trước Công nguyên chỉ là nhân vật hư cấu. Nhưng sau đó, vào những năm 1990, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy bộ xương cổ của phụ nữ được chôn tại ngôi mộ chiến binh. 

“Một vài bộ xương được tìm thấy trong những ngôi mộ chiến binh có những vết thương do các trận chiến để lại như mũi tên găm vào xương hay các vũ khí được chôn cùng bên trong ngôi mộ rất giống với những miêu tả trong các sách văn học Hy Lạp cổ đại.” - Adrienne Mayor – nhà nghiên cứu lịch sử thuộc trường đại học Stanford, Mỹ, cho biết.

Nhờ những phát hiện này, chúng ta đã biết được, những truyền thuyết về nữ thần chiến binh Amazon trong thần thoại Hy Lạp được xem là hư cấu nhưng vẫn mang dáng dấp của những người phụ nữ trên thảo nguyên, người được ví như những nữ thần chiến binh Amazon.

“Những chiên binh du mục này là những bộ lạc của người Scythian cổ xưa. Họ được coi là bậc thầy cưỡi ngựa và bắn cung trên thảo nguyên. Vào khoảng năm 700 TCN đến năm 500 SCN, họ sinh sống rải rác khắp các thảo nguyên Á – Âu, trải dài từ Biển Đen đến Trung Quốc.” – Theo tạp chí Foreign Affairs viết.

Người Scythian cổ xưa là một bộ tộc vô cùng mạnh mẽ, họ rất giỏi uống rượu có nồng độ cao, biết lên men sữa ngựa và lấy cao cây gai dầu làm thức ăn. Họ còn biết ướp xác trong những tảng băng vĩnh cửu và xăm hình động vật lên cơ thể.

Trong quá trình tìm kiếm, các nhà khảo cổ đã tìm thấy hơn 300 mộ cổ của các nữ chiến binh huyền thoại được chôn cất cùng ngựa và các vũ khí với những dấu tích mới.

Người Scythian cổ không phải là bộ tộc duy nhất có phụ nữ tham gia săn bắt và chiến đấu như đàn ông và người Hy Lạp cổ đại cũng phải là người duy nhất kể về những câu chuyện có những phụ nữ sống như các chiến binh Amazon.

Theo Live Science, tên sông Amazon ở Nam Mỹ có liên quan đến một câu chuyện như sau. “Vào năm 1954, Francisco de Orellana – một người lính Tây Ban Nha và được coi là người châu Âu đầu tiên khám phá ra Amazon đã bị một nhóm nữ chiến binh tấn công. Sau đó, ông ta đã đặt tên cho dòng sông này là Amazon dựa theo việc so sánh các nữ chiến binh này với chiến binh Amazon thần thoại.
Theo Live Science
MỚI - NÓNG
Phía sau ánh hào quang của những cô gái 'vàng'
Phía sau ánh hào quang của những cô gái 'vàng'
TPO - Lô Thị Ngọc Thúy và Nguyễn Thiên Ngân với hai hành trình khác nhau, nhưng cùng chung một điểm chạm đó là đang sống trọn vẹn với đam mê. Ngọc Thúy - nghệ sĩ xiếc người Nùng, đã hy sinh tuổi trẻ, vượt qua chấn thương để theo đuổi những màn biểu diễn ngoạn mục. Còn Ngân, cô gái đến từ một tỉnh lẻ đã chinh phục những đỉnh cao cờ vua bằng sự quyết tâm, tự mình vượt qua mọi trở ngại để theo đuổi đam mê từ thuở nhỏ.
Iran triển khai vũ khí 'bí ẩn' trong cuộc tập trận phòng không quy mô lớn
Iran triển khai vũ khí 'bí ẩn' trong cuộc tập trận phòng không quy mô lớn
TPO - Trong bối cảnh căng thẳng khu vực Trung Đông gia tăng, Iran đã triển khai cuộc tập trận phòng không Eqtedar để tăng cường khả năng phòng thủ cho cơ sở hạ tầng quan trọng của mình. Tại đây, Tehran đã phô diễn một loạt vũ khí hiện đại, trong đó, hệ thống phòng thủ laser mới có tên Seraj đã thu hút sự chú ý đặc biệt.