Bí ẩn về bức tranh ‘Tiếng thét’ nổi tiếng được phơi bày

TPO - Dòng chữ ẩn giấu trong bức tranh “Tiếng thét” do chính danh họa Edvard Munch viết, chứ không phải bị phá hoại như người ta từng nghĩ.

“Tiếng thét” (The Scream) là tên của một trong bốn bản sáng tác, dưới dạng tranh vẽ và in trên đá theo trường phái biểu hiện của danh họa người Na Uy Edvard Munch (1863 - 1944) vào khoảng năm 1893 và 1910. Tất cả các bức họa đều vẽ một nhân vật với biểu cảm lo âu, tuyệt vọng đứng trên cầu.

Bức tranh năm 1893 từng bị đánh cắp vào tháng 2/1994, nhưng nhanh chóng được tìm thấy sau đó ba tháng. Hiện nó đang an vị tại Phòng trưng bày Quốc gia thuộc Bảo tàng Quốc gia Na Uy ở Oslo (thủ đô của Na Uy).

Ngoài nhân vật với biểu cảm kỳ lạ trong tranh, các nhà nghiên cứu phát hiện gần góc trái trên cùng của “Tiếng thét” có dòng chữ mờ “kan kun være malet af en gal mand, dịch từ tiếng Đan Mạch có nghĩa là “chỉ có thể được vẽ bởi một kẻ điên”.

Bí ẩn về bức tranh ‘Tiếng thét’ nổi tiếng được phơi bày ảnh 1  
Bí ẩn về bức tranh ‘Tiếng thét’ nổi tiếng được phơi bày ảnh 2 Dòng chữ bí ẩn ở góc trên bên trái của "Tiếng thét".

Suốt nhiều năm, người ta đinh ninh dòng chữ được những kẻ phá hoại thêm vào sau này. Tuy nhiên, bằng kỹ thuật quét tia hồng ngoài, Bảo tàng Quốc gia Na Uy xác nhận, chính tác giả đã viết lên tác phẩm của mình vào khoảng năm 1895.

Dòng chữ được viết bằng bút chì hoàn toàn trùng khớp với nhận xét của một sinh viên y khoa từng thốt ra khi chiêm ngưỡng bức tranh. Người này nói, “Tiếng thét” là tác phẩm của một người bị rối loạn tâm thần.

“Chắc chắn là chữ viết của Munch. Từ nét chữ đến các sự kiện xảy ra vào năm 1895, khi Munch trưng bày bức tranh lần đầu tiên ở Na Uy, tất cả đều hướng về một đáp án”, Mai Britt Guleng – người phụ trách tại bảo tàng khẳng định.

Bí ẩn về bức tranh ‘Tiếng thét’ nổi tiếng được phơi bày ảnh 3 Công nghệ tiên tiến giúp các nhà nghiên cứu khẳng định dòng chữ do tác giả tự viết lên tranh, không phải hành vi phá hoại của những kẻ trộm.

Là một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của thời kỳ hiện đại, “Tiếng thét” được hiểu là đại diện tột cùng của sự lo lắng và đau khổ về tinh thần.

Khi tạo ra kiệt tác này, Munch được truyền cảm hứng vào một buổi tối bởi “tiếng thét đinh tai, vô tận của thiên nhiên” và ánh sáng Mặt trời biến những đám mây thành màu đỏ như máu. Ông đã thử nghiệm để tìm ra màu sắc chính xác thể hiện trải nghiệm cá nhân, sử dụng các chất màu tổng hợp đậm để tạo ra “màu sắc gào thét”.

Lý do ông thêm dòng chữ trên vào bức tranh được cho là sự cố xảy ra vào năm 1895. Thời điểm đó, Munch lần đầu tiên trưng bày bức tranh tại quê hương Kristiania (sau này là Oslo). Tác phẩm gây ra chỉ trích dữ dội và nhiều suy đoán của công chúng về trạng thái tinh thần của Munch.

Trong một đêm thảo luận tại Hiệp hội Sinh viên, Munch được cho có mặt, sinh viên y khoa trẻ Johan Scharffenberg đã đặt câu hỏi về sức khỏe tâm thần của Munch. Người này tuyên bố, thông qua tranh vẽ chứng tỏ đầu óc của Munch không tỉnh táo. Nhiều khả năng, danh họa đã thêm dòng chữ ngay sau khi nghe lời nhận xét đó. Munch bị tổn thương sâu sắc bởi những lời cáo buộc, từng ghi chép lại sự việc nhiều lần trong các bức thư và nhật ký.

Bí ẩn về bức tranh ‘Tiếng thét’ nổi tiếng được phơi bày ảnh 4 Munch được cho thêm chữ vào tranh vì tức giận trước những nhận xét không hay.

Cha và chị gái của Munch đều bị trầm cảm. Trong khi đó, Munch phải nhập viện do suy nhược thần kinh vào năm 1908.

Phiên bản tranh năm 1893 bị đánh cắp vào ngày 12/2/1994 – ngày khai mạc Thế vận hội mùa Đông ở Lillehammer (Na Uy). Hai tên trộm đã phá cửa sổ của Phòng trưng bày Quốc gia, cắt sợi dây cố định bức tranh vào tường và để lại dòng chữ: “Cảm ơn vì an ninh lỏng lẻo”.

7/5/1994, “Tiếng thét” được phát hiện trong tình trạng không hư hại tại khách sạn ở Asgardstrand, khoảng 64 km về phía nam Oslo, sau đó trao trả cho Phòng trưng bày Quốc gia.

Du khách sẽ có thể chiêm ngưỡng bức tranh và dòng chữ trên đó sau khi nó được trưng bày trong tòa nhà mới của Bảo tàng Quốc gia, dự kiến mở cửa ở Oslo vào năm 2022. “Tiếng thét” sẽ được trưng bay cùng một số tác phẩm mang tính biểu tượng nhất của Munch như “Madonna”, “The Dance of Life” (Vũ điệu của cuộc sống) và “Self-Portrait with Cigarette” (chân dung tự họa với điếu thuốc).

“Nghiên cứu mới bổ sung rất nhiều cho trải nghiệm của chúng tôi về các tác phẩm nghệ thuật. Chúng tôi sẽ không bao giờ kết thúc với nghệ thuật của Munch. Mỗi khi chúng tôi đặt câu hỏi về các tác phẩm của anh ấy, những câu trả lời và quan điểm mới sẽ xuất hiện”, Karin Hindsbo – giám đốc Bảo tàng Quốc gia nhấn mạnh.

Theo Theo Daily Mail
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.