Bí ấn Nikkei Haley

Nikki Haley nói với CNN tại cuộc phỏng vấn rằng tổng thống Trump không cản những gì bà muốn.
Nikki Haley nói với CNN tại cuộc phỏng vấn rằng tổng thống Trump không cản những gì bà muốn.
TPO - Tự công khai sẽ rời chức đại sứ thứ 29 của Mỹ tai Liên Hợp Quốc đầy quyền lực, Nikki Haley để lại một câu hỏi thú vị cho nền chính trị Mỹ. Bà liệu có tham gia tranh cử tổng thống Mỹ hay không? Cho dù người trả lời bác ngay lập tức, Haley khiến người ta nghĩ đến tổng thống Mỹ kế nhiệm tổng thống Donald Trump sẽ thuộc giới tính nào và ảnh hướng ra sao đến đường lối Mỹ.

Tin đồn Haley 46 tuổi định tranh chức tổng thống có từ lâu rồi. Một tháng sau khi ứng viên Hillary Clinton thất cử chức tổng thống ở tuổi 69 khiến cả nước Mỹ hơn 325 triệu dân bàng hoàng, báo chí nước này lên ngay danh sách 13 phụ nữ có thể nối tiếp ước mơ của người đàn bà cực kỳ tự tin. Điều đáng chú ý của danh sách 13 ấy là không có mặt “công chúa” Ivanka Trump 37 tuổi trong khi Haley được xếp áp chót dù lúc ấy bà đã được bổ nhiệm vào vị trí hiện thời.

Song thống đốc đầu tiên ở bang South Carolina là nữ, mặc dù đứng số 13 danh sách báo chí đề cử, lại được báo New Yorker ưu ái tặng cụm từ “ủ mưu” (plot twist). Từng tham gia chiến dịch năm 2004 mà thượng nghị sỹ Barack Obama đắc cử tổng thống, Haley được cho đã tích luỹ chút vốn về chính sách đối ngoại. Vậy mà tham gia chiến dịch cho ông Trump, bà vẫn bị chê non nớt về chính trường khi được chỉ định đến New York, trụ sở tổ chức đa phương 73 tuổi lớn nhất thế giới. Với logic ấy, người ta thấy lạ khi người nằm trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới 2016 do Time đề cử quyết định sớm rời vị trí đối ngoại ngang ngửa chức ngoại trưởng.

Dù gì thì Haley gốc Ấn Độ từ lâu đã là đích ngắm cho các lực lượng ghét Trump để tìm cơ hội phá vỡ đội ngũ trung thành với tổng thống vốn bị xem lỏng lẻo và khó kiểm chứng nhất từ trước đến nay. Ngày 8/9/2017, thời điểm ông Trump đang khẩu chiến chưa từng có với “người tên lửa” và làm cho cả thế giới sốt vó về nguy cơ chiến tranh, CNN vốn bị ông Trump ghét đặc biệt không hiểu sao lôi được Haley về làm cuộc phỏng vấn trực tiếp. Bị hỏi xoáy, Haley ẩn ý mơ tổng thống lúc này chẳng khác gì hỏi bà có biết bay không.

Nhưng bà dường như ghi điểm “tôi trung không thờ hai chúa” với khẩu ngữ dứt khoát. “Ai cũng nghĩ tôi tham vọng, ai cũng nghĩ tôi sẽ cố gắng chạy để đến một nơi nào đó, và ai cũng nghĩ tôi được voi còn đòi tiên”, đương kim đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc được quốc hội thông qua với đa số phiếu áp đảo 96-4 khảng khái. “Tôi không thể tưởng tượng chạy đua đến Nhà Trắng”. 
Dù gì thì Haley cũng là tấm gương về chí hướng “cần cù nhi tiến” trên chốn quan trường. Sau khi tham gia chiến dịch vận động tranh cử tổng thống 2004, người phụ nữ lúc ấy mới 32 tuổi về làm cho bang South Carolina mạn đông nam Hoa Kỳ. Chỉ sáu năm sau, bà đóng chức thống đốc thứ 116 ở một bang năm triệu dân mà GDP ngất ngưởng 183 tỷ USD. Bà chốt chỗ ấy vững vàng cho đến khi tân tổng thống Trump đề cử bà vào nơi mà nhà ngoại giao chuyên nghiệp nào cũng mơ.

CNN vẫn không lùi trước người đàn bà kiên trung về ngôn từ bằng việc tung ra lập luận logic. Đại loại chính trị gia đương nhiên thường nghĩ đến chính trị; những kẻ tham vọng – kiểu như Haley – tất yếu nghĩ đến việc làm thế nào vươn tới đỉnh cao; và đỉnh cao không gì khác ngoài ghế tổng thống.

Với bất cứ lý do nào, chính trị gia – hoặc hầu hết trong số họ hoặc chí ít – đều nghĩ việc xác nhận ngày nào đó họ muốn thành tổng thống trong lúc đang giữ một trong trách cụ thể trong chính quyền là điều gì đó có vẻ vô trách nhiệm. Làm thế nào tôi có thể giữ một góc trong tâm trí chuyên lo chuẩn bị cho tương lai đầy bất trắc đồng thời xử lý tốt công việc hiện tại? Sao bộ não tôi có thể suy nghĩ cho hai việc cùng một lúc?

Nguyên tắc ấy không thành văn song dường như có vẻ được tuân thủ trong nên chính trị Mỹ. Ngoại trưởng Hillary Cliton khi có ý định tranh cử tổng thống thì việc đầu tiên là từ chức ngoại trưởng thay vì cố trụ để mưu tương lại cho mình. Cũng bởi vậy, nhiều người tin Haley đang hành động theo tính quy luật, rời sân chơi hiện hành để lo cuộc mới.

Một cách tự nhiên, ngay khi Haley tuyên bố từ chức, người ta bắt đầu chú ý đến một cộng sự ở phẩm trật thấp nhất nhưng đầy mưu lược. Jon Lerner. Câu hỏi bà liệu có tham gia tranh cử tổng thống hay không lúc này được chĩa sang nhân vật đang âm thầm bên văn phòng Haley ở Washington. Mô hình này giống những gì bà Clinton từng làm trước cuộc chạy đua khốc liệt. Có mất gì đâu khi tạm tin Haley thực sự đang “ủ mưu” mà CNN ám chỉ. Nếu thế, ông Trump nhất định sẽ có phản ứng nào đó ngay từ bây giờ dù ủng hộ hay phản đối Haley. Đấy là phản ứng gì? Có vẻ bí ẩn trước hoang tin cái tên Ivanka vừa được phát âm từ đâu đó.

MỚI - NÓNG