BHXH Hà Nội ban hành hơn 600.000 văn bản thu hồi tiền chậm, nợ BHXH

0:00 / 0:00
0:00
Để đốc thúc, giảm tình trạng chậm, nợ Bảo hiểm xã hội (BHXH), thời gian qua BHXH Hà Nội đã ban hành hơn 600.000 văn bản nhắc nhở, đốc thúc các đơn vị sử dụng lao động.

Hiện Hà Nội có 96.400 đơn vị, doanh nghiệp đang đóng BHXH cho hơn 2 triệu lao động. Giai đoạn 2016-2019, số tiền chậm đóng BHXH của các đơn vị giảm từ gần 6% số phải thu xuống còn gần 2%. Tuy nhiên, giai đoạn 2020- 2021 do ảnh hưởng dịch COVID-19, số chậm, nợ BHXH tăng lên hơn 3% số phải thu.

Hết năm 2022, Hà Nội có hơn 50.400 đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT với số tiền chậm hơn 4.000 tỷ đồng, tương đương 2,5% số tiền phải thu. Tính đến tháng 6/2023, có hơn 54.300 đơn vị nợ, chậm nộp BHXH, BHYT, với số tiền trên 5.200 tỷ đồng. Trong đó, hơn 14.700 đơn vị đã giải thể, phá sản, chủ mất tích, với số tiền nợ gần 1.700 tỷ đồng.

BHXH Hà Nội ban hành hơn 600.000 văn bản thu hồi tiền chậm, nợ BHXH ảnh 1

Thanh kiểm tra đóng BHXH để ngăn chặn chậm, nợ BHXH, BHYT.

Ông Phan Văn Mến, Giám đốc BHXH TP.Hà Nội cho biết, thời gian qua đã phối hợp với chính quyền địa phương triển khai nhiều giải pháp để đôn đốc thu hồi số tiền chậm đóng BHXH, BHYT đảm bảo quyền lợi cho người tham gia. Dù vậy, số nợ BHXH vẫn ở mức cao, do ý thức chấp hành quy định của một số đơn vị sử dụng lao động chưa cao, cố tình chậm đóng, đã bị xử phạt nhưng chậm khắc phục. Bên cạnh đó, sau ảnh hưởng dịch COVID-19, kinh tế thế giới suy thoái, đã ảnh hưởng tới hoạt động doanh nghiệp, thiếu đơn hàng nên phải cắt giảm việc làm, giảm lao động. Nhiều doanh nghiệp khó khăn, dừng hoạt động nên mất khả năng đóng BHXH…

Để thu hồi tiền chậm nộp, nợ BHXH, thời gian qua, BHXH Hà Nội đã thực hiện một số giải pháp, như: Tăng cường thanh kiểm tra, năm 2022, đã thanh kiểm tra hơn 5.100 đơn vị, trong 6 tháng của năm 2023 thanh kiểm tra hơn 1.800 cuộc. Đã quyết định xử phạt hành chính số tiền trên 3 tỷ đồng, chuyển hồ sơ 7 đơn vị sang cơ quan điều tra để xem xét xử lý hình sự.

Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT Hà Nội đã giao trách nhiệm cho các sở ngành, các địa phương đôn đốc thu, thanh kiểm tra để giảm số tiền chậm đóng BHXH, BHYT.

Kết hợp với đó, theo ông Mến, BHXH Hà Nội cũng phối hợp các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương công bố công khai đơn vị chậm, nợ BHXH; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; kịp thời biểu dương, khen thưởng các cá nhân, đơn vị thực hiện tốt; sử dụng thông tin chấp hành pháp luật BHXH, BHYT xem là một tiêu chí chấm thầu dự án, xem xét vinh danh, khen thưởng đơn vị.

Ngoài ra, BHXH thành phố còn chú trọng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thu hồi số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, cụ thể như sau:

Định kỳ 15 ngày một lần, BHXH Hà Nội sẽ có văn bản gửi các doanh nghiệp yêu cầu đóng nộp BHXH đầy đủ và đúng các quy định, đến nay BHXH Thành phố đã gửi trên 600.000 lượt văn bản đôn đốc.

Để khắc phục tình trạng chậm đóng BHXH, ông Mến kiến nghị, Chính phủ ban hành giải pháp xử lý xử lý số tiền chậm đóng đối với các đơn vị giải thể, phá sản, mất tích, chủ bỏ trốn; có hướng dẫn cụ thể về xử lý hình sự với các đơn vị trốn đóng BHXH; không cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp trước đây đã nợ BHXH, BHYT, yêu cầu khắc phục nợ cũ.

BHXH Hà Nội đặt mục tiêu, tới cuối năm 2023, số tiền chậm đóng BHXH, BHYT giảm còn dưới 2,4% số phải thu.

MỚI - NÓNG
Kết quả xác minh vụ 30 lô sầu riêng nhiễm cadimi
Kết quả xác minh vụ 30 lô sầu riêng nhiễm cadimi
TPO - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, qua kiểm tra tất cả các mẫu từ đất, nước, phân bón, hóa chất... liên quan đến các lô sầu riêng phía Trung Quốc cảnh báo, cơ quan chuyên môn không phát hiện mẫu nào vượt dư lượng chất cadimi.