Bệnh viện xé rào, tăng dịch vụ ào ào

Dịch vụ y tế tăng giá có khắc phục được tình trạng bệnh nhân vạ vật ở hành lang bệnh viện? Ảnh: Lê Nguyễn
Dịch vụ y tế tăng giá có khắc phục được tình trạng bệnh nhân vạ vật ở hành lang bệnh viện? Ảnh: Lê Nguyễn
TP - Hầu hết mức giá dịch vụ từ năm 1995 không còn được bệnh viện nào ở TPHCM áp dụng. Tất cả bệnh viện đã “xé rào” tăng vô tội vạ. Đợt tăng viện phí vào tháng 4 này không biết là đợt tăng thứ bao nhiêu!

> Tăng viện phí: Mới tính ba, đáng ra phải là bảy
> Tăng giá đón đầu
 

Dịch vụ y tế tăng giá có khắc phục được tình trạng bệnh nhân vạ vật ở hành lang bệnh viện? Ảnh: Lê Nguyễn
Dịch vụ y tế tăng giá có khắc phục được tình trạng bệnh nhân vạ vật ở hành lang bệnh viện?  Ảnh: Lê Nguyễn.

Hầu hết mức giá dịch vụ từ năm 1995 đã không còn được bệnh viện nào ở TPHCM áp dụng. Tất cả bệnh viện đã “xé rào” tăng vô tội vạ. Và như vậy, hóa ra đợt tăng viện phí vào tháng 4 này không biết là đợt tăng thứ bao nhiêu!

Hơn một năm nay bệnh nhân Đỗ Thanh H. 38 tuổi ở quận Bình Tân, TPHCM duy trì sự sống của mình bằng chạy thận nhân tạo tại BV Chợ Rẫy. Anh H. cho biết, mỗi lần chạy khoảng 4 tiếng giá 400.000 đồng.

Do mắc bệnh giai đoạn nặng nên anh H. phải chạy trên 12 lần/tháng, số tiền anh phải thanh toán (có bảo hiểm y tế) gần 2 triệu/ tháng, chưa kể tiền thuốc khoảng 1 triệu/tháng.

“Đợt này tăng giá lên mức tối đa 460.000 đồng/lần, sẽ khó khăn hơn” - anh H. nói.

Theo quy định khung giá ban hành vào năm 1995, giá chạy thận nhân tạo tối thiểu là 150.000 đồng, tối đa là 300.000 đồng nhưng theo anh H. cả năm nay anh đều trả giá 400.000 đồng, và ở khoa chạy thận này, ai cũng vậy.

Ông Trần Văn Hy, 50 tuổi bị ung thư đại tràng đang điều trị tại khoa Ngoại 4 BV Ung bướu TPHCM cho biết, một năm qua điều trị tại đây đã ngốn của ông gần 200 triệu đồng, dù có bảo hiểm y tế thanh toán 80%.

“Tôi bị bệnh cả năm, nên phải sống nhờ vào vợ và con cái. Tăng giá viện phí, không biết gia đình phải xoay xở sao đây” - ông Hy nói, và tính nhẩm, mỗi ngày tiền giường 150.000 đồng, mức này tăng gấp 3-4 lần so với giá cũ, tổng cộng mỗi tháng ông phải trả gần triệu đồng tiền giường.

Bác sĩ Lê Hoàng Minh- Giám đốc BV Ung bướu TPHCM cho biết, từ nhiều năm nay đã tăng giá nhiều loại dịch vụ khám chữa bệnh vì thu không đủ chi.

Tại bệnh viện này, giá mỗi lần khám đã tăng lên 30.000 đồng, nếu khám dịch vụ theo yêu cầu của người bệnh đã 60.000 đồng. Các xét nghiệm, chẩn đoán cũng đều tăng lên tùy loại.

Tại BV Nhi đồng 2, khám thông thường có giá 30.000 đồng/ lượt từ 5 năm nay và 60.000-80.000 đồng/lần khám dịch vụ. Tương tự, tại BV Nhi đồng 2, mỗi lượt khám từ 30.000 đồng, còn khám dịch vụ là 60.000 đồng.

Giường điều trị cũng tăng giá từ lâu. Tại BV Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2: 120-150.000 đồng/giường/ngày. Nằm giường dịch vụ thì đủ loại giá.

Trong xét nghiệm, điều trị, tình trạng xé rào viện phí diễn ra còn mạnh mẽ hơn. Giá xét nghiệm máu tổng quát theo bảng giá cũ khoảng 100.000 đồng nhưng tại các bệnh viện hiện nay, xét nghiệm máu tổng quát 10 món có giá lên gần 300.000 đồng/lần.

Các loại xét nghiệm viêm gan có khi lên đến 1,5 triệu đồng, xét nghiệm viêm gan siêu vi A là 200.000 đồng, tăng gấp 7 lần so với giá cũ.

Chụp CT, giá hiện nay là 1,2 triệu đồng/lần, trong khi chụp cộng hưởng từ MRI có thuốc cản quang giá 2,7 triệu đồng/lần… So với khung giá cũ các bệnh viện đã xé rào lên hàng chục lần.

Bác sĩ Nguyễn Thi Hùng- Giám đốc BV Nguyễn Tri Phương, cho biết những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính sẽ chịu gánh nặng cho việc tăng viện phí lần này, cho dù họ chỉ trả 20% viện phí khi có bảo hiểm y tế.

Không bệnh viện nào chịu được mức giá 17 năm trước

Bác sĩ Phan Văn Nghiệm - Phó giám đốc BV Đa khoa Sài Gòn: Việc tăng giá viện phí lần này là tất yếu, bởi thực tế từ giá viện phí được ban hành năm 1995 đến nay với mức giá khám bệnh 3.000 đồng/ lần đến nay không có bệnh viện nào trên cả nước thực hiện được.

Ngay cả nhổ răng với mức quy định 2.000 đồng là không bao giờ khả thi trong thời buổi giá cả như hiện nay. Việc bệnh viện vẫn áp giá từ cách đây 17 năm là chuyện quá lỗi thời.

Không chỉ ở bệnh viện tại TPHCM mà cả nước đều bức xúc vì khung giá khám bệnh được quy định với 3.000 đồng/lượt. Vì vậy không bệnh viện nào chịu được khung giá này.

Mặc dù vậy, lo lắng nhất hiện nay là khi giá dịch vụ y tế tăng thì sẽ tạo ra khó khăn cho người nghèo khó tiếp cận các dịch vụ y tế, đặc biệt là những đối tượng không có bảo hiểm.

Tuy nhiên theo ông một khi viện phí tăng lên thì chi phí dành cho ngành cũng tăng lên, và từ đó chất lượng y tế hy vọng cũng được tốt hơn.

Tăng tiền, tăng chất lượng dịch vụ

Tiến sĩ - bác sĩ Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc bệnh viện Đa khoa Đồng Nai: Việc điều chỉnh một số dịch vụ y tế lần này không đơn thuần tăng mà còn có dịch vụ giảm.

Các dịch vụ tăng có thể bù đắp vào chi phí mà các bệnh viện phải tự chủ lâu nay như phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật. Nguồn thu từ điều chỉnh dịch vụ y tế sẽ được chi trả cho các khoản phụ cấp, điều chỉnh lương sắp tới.

Nguồn thu này sẽ giúp bệnh viện tăng khả năng phục vụ, cung cấp dịch vụ như tăng thêm khu vực hướng dẫn bệnh nhân, giúp người tàn tật, đối tượng ưu tiên và tăng cường thêm bộ phận trực vệ sinh

Mạnh Thắng

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Khi nào Hà Nội chuyển lạnh trở lại?
Khi nào Hà Nội chuyển lạnh trở lại?
TPO - Diễn biến khí tượng thực tế tại miền Bắc, Thủ đô Hà Nội trong ít ngày qua duy trì ở ngưỡng nhiệt trung bình cao trên 30 độ C, cảm nhận thực tế nóng oi vào nhiều thời điểm trong ngày. Bộ phận không khí lạnh đang di chuyển về phía Nam dự báo sẽ ảnh hưởng tới khu vực trong dịp đầu tuần (18/11), biến động hạ nhiệt có thể sẽ kéo dài ít ngày.
Địa điểm xây ga đường sắt mới ở Đà Nẵng
Địa điểm xây ga đường sắt mới ở Đà Nẵng
TPO - Chính quyền thành phố Đà Nẵng có kế hoạch di dời ga Đà Nẵng ra khỏi trung tâm để giảm thiểu ùn tắc giao thông, cải tạo cảnh quan. Theo kế hoạch di dời, phần ga hành khách của ga Đà Nẵng sẽ được dời về khu vực hồ Trung Nghĩa (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu).